Phe Áo Vàng Thái biểu tình phản đối giới lãnh đạo, bảng xếp
Posted: Fri Jun 17, 2011 3:53 pm
VOA - World News
Ít nhất 2.000 người biểu tình mặc áo vàng đã xuống đường hôm nay ở bên ngoài trụ sở của Cơ quan Văn hóa, Khoa Học và Giáo dục Liên hiệp quốc, tức UNESCO.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc này muốn Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, sắp họp vào chủ nhật tới tại Paris, gạt ra khỏi danh sách di sản thế giới một ngôi đền ở Kampuchea gần khu đất có tranh chấp.
Ngôi chùa 900 năm tuổi của Ấn giáo Khmer có tên là Preah Vihear ở Kampuchea và Thái Lan gọi là Phra Viharn đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 2008.
Việc liệt kê vào danh sách này đã châm ngòi cho nhiệt tình yêu nước của cả hai bên và khơi ra những cuộc xung đột lẻ tẻ và gây chết chóc giữa binh sĩ Thái và Kampuchea.
Một người biểu tình tên là Vipida Thaisawat nói rằng Kampuchea đang mượn sự kiện được liệt kê vào danh sách di sản thế giới này để lấn đất của Thái Lan. Cũng như một số người khác theo chủ nghĩa dân tộc, bà này nói ngôi đền này nằm trong lãnh thổ của Thái Lan.
Bà nói: “Thực thế, trả lại ngôi đền cho Thái Lan không phải là vấn đề. Vấn đề ngay lúc này là Kampuchea muốn vùng đất quanh Phra Viharn để đăng ký là di sản thế giới (dưới chủ quyền của Kampuchea). Và chúng tôi không thể để cho việc đó xảy ra.”
Kampuchea đã đề nghị một kế hoạch quản lý chung cho khu đền đài này, mà Ủy ban Di sản Thế giới đang duyệt lại và có thể đưa ra quyết định vào tuần tới.
Thái Lan đã hối thúc trì hoãn kế hoạch cho đến khi đạt được quyết định về vùng đất quanh ngôi đền, mà cả hai bên đều nhận chủ quyền.
Tháng trước, Kampuchea đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ICJ ở La Haye phán quyết về khu vực 4,6 kilomet vuông quanh ngôi đền.
Năm 1962, tòa án này đã phán quyết rằng bản thân ngôi đền nằm bên trong Kampuchea, nhưng chưa ra quyết định về vùng đất bao quanh.
Phán quyết của tòa dự trù sẽ được đưa ra ở một thời điểm trong năm tới.
Phe Áo vàng đã đi diễu hành qua khắp thành phố Bangkok từ hôm nay từ trụ sở UNESCO, nhắm phần lớn mục tiêu phẫn nộ vào các chính trị gia Thái.
Họ hối thúc dân chúng Thái chớ nên đi bầu vào ngày 3 tháng 7 vì cho rằng không có đảng nào ghi khắc trong tâm quyền lợi thực sự của Thái Lan, kể cả đảng Dân chủ cầm quyền mà có thời họ đã ủng hộ.
Phe Áo Vàng nói chính phủ đã yếu thế với Kampuchea trong cuộc tranh chấp biên giới và đòi chính phủ ngưng hợp tác với UNESCO và Phnom Penh.
Chính phủ Thái đã chùng chình về việc liệu có muốn rút lại thứ hạng của ngôi đền trong danh sách Di sản Thế giới hay không, nhưng cũng bác bỏ các yêu sách của phe Áo Vàng.
Trong khi đó, tình hình ở biên giới vẫn căng thẳng với quân đội của cả hai bên ở trong tình trạng cảnh giác.
Các vụ xung đột giữa hai bên đã gây thiệt mạng cho ít nhất 10 người hồi tháng 2. 18 người khác thiệt mạng trong cuộc giao tranh hồi tháng 4 gần một khu đền cổ khác ở cách đó khoảng 150 kilomet về hướng tây.
Bên này đổ lỗi cho bên kia là đã khơi ra vụ giao tranh.
Ít nhất 2.000 người biểu tình mặc áo vàng đã xuống đường hôm nay ở bên ngoài trụ sở của Cơ quan Văn hóa, Khoa Học và Giáo dục Liên hiệp quốc, tức UNESCO.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc này muốn Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, sắp họp vào chủ nhật tới tại Paris, gạt ra khỏi danh sách di sản thế giới một ngôi đền ở Kampuchea gần khu đất có tranh chấp.
Ngôi chùa 900 năm tuổi của Ấn giáo Khmer có tên là Preah Vihear ở Kampuchea và Thái Lan gọi là Phra Viharn đã được công nhận là di sản thế giới vào năm 2008.
Việc liệt kê vào danh sách này đã châm ngòi cho nhiệt tình yêu nước của cả hai bên và khơi ra những cuộc xung đột lẻ tẻ và gây chết chóc giữa binh sĩ Thái và Kampuchea.
Một người biểu tình tên là Vipida Thaisawat nói rằng Kampuchea đang mượn sự kiện được liệt kê vào danh sách di sản thế giới này để lấn đất của Thái Lan. Cũng như một số người khác theo chủ nghĩa dân tộc, bà này nói ngôi đền này nằm trong lãnh thổ của Thái Lan.
Bà nói: “Thực thế, trả lại ngôi đền cho Thái Lan không phải là vấn đề. Vấn đề ngay lúc này là Kampuchea muốn vùng đất quanh Phra Viharn để đăng ký là di sản thế giới (dưới chủ quyền của Kampuchea). Và chúng tôi không thể để cho việc đó xảy ra.”
Kampuchea đã đề nghị một kế hoạch quản lý chung cho khu đền đài này, mà Ủy ban Di sản Thế giới đang duyệt lại và có thể đưa ra quyết định vào tuần tới.
Thái Lan đã hối thúc trì hoãn kế hoạch cho đến khi đạt được quyết định về vùng đất quanh ngôi đền, mà cả hai bên đều nhận chủ quyền.
Tháng trước, Kampuchea đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ICJ ở La Haye phán quyết về khu vực 4,6 kilomet vuông quanh ngôi đền.
Năm 1962, tòa án này đã phán quyết rằng bản thân ngôi đền nằm bên trong Kampuchea, nhưng chưa ra quyết định về vùng đất bao quanh.
Phán quyết của tòa dự trù sẽ được đưa ra ở một thời điểm trong năm tới.
Phe Áo vàng đã đi diễu hành qua khắp thành phố Bangkok từ hôm nay từ trụ sở UNESCO, nhắm phần lớn mục tiêu phẫn nộ vào các chính trị gia Thái.
Họ hối thúc dân chúng Thái chớ nên đi bầu vào ngày 3 tháng 7 vì cho rằng không có đảng nào ghi khắc trong tâm quyền lợi thực sự của Thái Lan, kể cả đảng Dân chủ cầm quyền mà có thời họ đã ủng hộ.
Phe Áo Vàng nói chính phủ đã yếu thế với Kampuchea trong cuộc tranh chấp biên giới và đòi chính phủ ngưng hợp tác với UNESCO và Phnom Penh.
Chính phủ Thái đã chùng chình về việc liệu có muốn rút lại thứ hạng của ngôi đền trong danh sách Di sản Thế giới hay không, nhưng cũng bác bỏ các yêu sách của phe Áo Vàng.
Trong khi đó, tình hình ở biên giới vẫn căng thẳng với quân đội của cả hai bên ở trong tình trạng cảnh giác.
Các vụ xung đột giữa hai bên đã gây thiệt mạng cho ít nhất 10 người hồi tháng 2. 18 người khác thiệt mạng trong cuộc giao tranh hồi tháng 4 gần một khu đền cổ khác ở cách đó khoảng 150 kilomet về hướng tây.
Bên này đổ lỗi cho bên kia là đã khơi ra vụ giao tranh.