Tòa Bạch Ốc đáp lại những lời chỉ trích về Libya
Posted: Fri Jun 17, 2011 8:00 am
VOA - World News
Trong văn kiện dài hơn 30 trang gửi cho Quốc Hội, Tòa Bạch Ốc một lần nữa khẳng định rằng Nghị Quyết về Quyền hạn Chiến tranh năm 1973 không áp dụng cho sự can dự của Hoa Kỳ vào điều nay đã trở thành một chiến dịch quân sự chủ yếu do NATO lãnh đạo ở Libya.
Nghị quyết về Quyền hạn Chiến tranh năm 1973 cấm quân đội không được tham dự vào các hành động quá 60 ngày mà không được phép của Quốc hội, với một thời gian có thể gia hạn là 30 ngày. Các hoạt động tại Libya đang sắp đến điểm 90 ngày.
Văn kiện của chính quyền Hoa Kỳ chứa các chi tiết về một loạt các hoạt động mà lực lượng Hoa Kỳ tham gia, kể cả Libya nhưng cũng gồm luôn Afghanistan và Iraq cũng như các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Kosovo.
Tổng thống Obama mô tả sự can dự của Hoa Kỳ tại Libya là một vai trò yểm trợ, mặc dù ông có đề cập đến các vụ tấn công bằng máy bay không người lái, để yểm trợ cho các cuộc hành quân của NATO nhằm bảo vệ thường dân trước các hành động của lực lượng trung thành với lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi.
Hôm qua, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, ông John Boehner, đã khẳng định rõ rằng ông không chấp nhận lời giải thích của Tòa Bạch Ốc rằng sứ mạng ở Libya không gây nguy hiểm cho quân đội Hoa Kỳ và vì thế không đòi hỏi phải có sự chấp thuận chính thức của Quốc Hội.
Ông Boehner nói: “Tòa Bạch Ốc nói không xảy ra các cuộc giao chiến. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy những vụ tấn công bằng máy bay không người lái, và chi ra 10 triệu đôla mỗi ngày, chúng ta là một thành phần của nỗ lực thả bom xuống các dinh cơ của Gadhafi. Theo ý tôi thì sự kiện đó không chứng minh được rằng chúng ta không nằm chính giữa các cuộc giao chiến.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói ông Obama “dứt khoát không đồng ý”, và tuyên bố rằng tổng thống, trong tư cách là một luật sư về hiến pháp, đã tham gia trực tiếp trong việc dự thảo lời giải thích pháp lý và theo lời ông Carney, “là tác giả của văn kiện này”.
Ông Carney nhắc lại lập trường của chính quyền rằng chính phủ làm theo đúng Nghị quyết về Quyền hạn Chiến tranh, bởi vì không có lực lượng bộ binh nào của Hoa Kỳ tham gia, và lực lượng Hoa Kỳ không tham gia vào các cuộc giao tranh được mô tả trong nghị quyết.
Về một biện pháp mà dân biểu Boehner có thể thực hiện là theo đuổi các bước lập pháp để cắt đứt ngân sách dành cho các hoạt động ở Libya, ông Carney kêu gọi các nhà lập pháp chớ nên “gửi đi các thông điệp lẫn lộn” về tầm quan trọng của một sứ mạng mà Tòa Bạch Oác khẳng định là cho tới nay đã đạt được thành quả tốt đẹp.
Ông Carney nói tiếp: “Thành quả đó là một điều mà các thành viên Quốc hội, ngay cả những người có mối quan ngại, phải thừa nhận, và tầm quan trọng của việc tiếp tục sứ mạng đó là điều mà tôi nghĩ rằng đa số trong Quốc Hội ủng hộ.”
Trưởng khối thiểu số tại Quốc hội, bà Nancy Pelosi cho biết bà vẫn còn đang xem xét lại phần được xếp loại là bí mật trong bản phúc trình của chính phủ, nhưng bà nói bà hài lòng với lời giải thích của ông Obama về bản chất hạn chế của sự can dự của Hoa Kỳ tại Libya.
Bà Pelosi cho rằng bản chất hạn chế đó cho phép tổng thống tiếp tục xúc tiến sứ mạng.
Một lần nữa, Tòa Bạch Ốc hôm qua nói rằng chính quyền sẽ ủng hộ một nghị quyết hay một biện pháp tương tự như một biện pháp mà các thượng nghị sĩ John McCain của đảng Cộng hòa và John Kerry của đảng Dân chủ dự định đề xuất cho phép việc sử dụng quân lực ở Libya một cách hạn chế.
Hôm qua, ông McCain đã chống lại điều mà ông gọi là một đường lối “không rõ ràng” của chính quyền về Libya, nhưng hối thúc các nhà lập pháp kể cả những người trong đảng Cộng hòa của ông chớ nên rút lại sự ủng hộ dành cho hoạt động của NATO.
Ông McCain nói: “Mục tiêu của tất cả chúng ta trong cơ quan này, đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa, chớ nên là cắt giảm và bỏ chạy khỏi Libya, mà là bảo đảm rằng chúng ta sẽ thành công.”
Thượng Nghị sĩ McCain nói nghị quyết lưỡng đảng sẽ được đề xuất trong nay mai, và cho biết thêm rằng điều quan trọng đối với Thượng viện phải “ghi rõ ràng bằng văn bản” về vấn đề cho phép các hoạt động ở Libya, mà ông cho rằng thực sự mang các tính cách của ‘tình trạng giao tranh.”
Trong văn kiện dài hơn 30 trang gửi cho Quốc Hội, Tòa Bạch Ốc một lần nữa khẳng định rằng Nghị Quyết về Quyền hạn Chiến tranh năm 1973 không áp dụng cho sự can dự của Hoa Kỳ vào điều nay đã trở thành một chiến dịch quân sự chủ yếu do NATO lãnh đạo ở Libya.
Nghị quyết về Quyền hạn Chiến tranh năm 1973 cấm quân đội không được tham dự vào các hành động quá 60 ngày mà không được phép của Quốc hội, với một thời gian có thể gia hạn là 30 ngày. Các hoạt động tại Libya đang sắp đến điểm 90 ngày.
Văn kiện của chính quyền Hoa Kỳ chứa các chi tiết về một loạt các hoạt động mà lực lượng Hoa Kỳ tham gia, kể cả Libya nhưng cũng gồm luôn Afghanistan và Iraq cũng như các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Kosovo.
Tổng thống Obama mô tả sự can dự của Hoa Kỳ tại Libya là một vai trò yểm trợ, mặc dù ông có đề cập đến các vụ tấn công bằng máy bay không người lái, để yểm trợ cho các cuộc hành quân của NATO nhằm bảo vệ thường dân trước các hành động của lực lượng trung thành với lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi.
Hôm qua, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, ông John Boehner, đã khẳng định rõ rằng ông không chấp nhận lời giải thích của Tòa Bạch Ốc rằng sứ mạng ở Libya không gây nguy hiểm cho quân đội Hoa Kỳ và vì thế không đòi hỏi phải có sự chấp thuận chính thức của Quốc Hội.
Ông Boehner nói: “Tòa Bạch Ốc nói không xảy ra các cuộc giao chiến. Tuy nhiên, chúng ta đã thấy những vụ tấn công bằng máy bay không người lái, và chi ra 10 triệu đôla mỗi ngày, chúng ta là một thành phần của nỗ lực thả bom xuống các dinh cơ của Gadhafi. Theo ý tôi thì sự kiện đó không chứng minh được rằng chúng ta không nằm chính giữa các cuộc giao chiến.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói ông Obama “dứt khoát không đồng ý”, và tuyên bố rằng tổng thống, trong tư cách là một luật sư về hiến pháp, đã tham gia trực tiếp trong việc dự thảo lời giải thích pháp lý và theo lời ông Carney, “là tác giả của văn kiện này”.
Ông Carney nhắc lại lập trường của chính quyền rằng chính phủ làm theo đúng Nghị quyết về Quyền hạn Chiến tranh, bởi vì không có lực lượng bộ binh nào của Hoa Kỳ tham gia, và lực lượng Hoa Kỳ không tham gia vào các cuộc giao tranh được mô tả trong nghị quyết.
Về một biện pháp mà dân biểu Boehner có thể thực hiện là theo đuổi các bước lập pháp để cắt đứt ngân sách dành cho các hoạt động ở Libya, ông Carney kêu gọi các nhà lập pháp chớ nên “gửi đi các thông điệp lẫn lộn” về tầm quan trọng của một sứ mạng mà Tòa Bạch Oác khẳng định là cho tới nay đã đạt được thành quả tốt đẹp.
Ông Carney nói tiếp: “Thành quả đó là một điều mà các thành viên Quốc hội, ngay cả những người có mối quan ngại, phải thừa nhận, và tầm quan trọng của việc tiếp tục sứ mạng đó là điều mà tôi nghĩ rằng đa số trong Quốc Hội ủng hộ.”
Trưởng khối thiểu số tại Quốc hội, bà Nancy Pelosi cho biết bà vẫn còn đang xem xét lại phần được xếp loại là bí mật trong bản phúc trình của chính phủ, nhưng bà nói bà hài lòng với lời giải thích của ông Obama về bản chất hạn chế của sự can dự của Hoa Kỳ tại Libya.
Bà Pelosi cho rằng bản chất hạn chế đó cho phép tổng thống tiếp tục xúc tiến sứ mạng.
Một lần nữa, Tòa Bạch Ốc hôm qua nói rằng chính quyền sẽ ủng hộ một nghị quyết hay một biện pháp tương tự như một biện pháp mà các thượng nghị sĩ John McCain của đảng Cộng hòa và John Kerry của đảng Dân chủ dự định đề xuất cho phép việc sử dụng quân lực ở Libya một cách hạn chế.
Hôm qua, ông McCain đã chống lại điều mà ông gọi là một đường lối “không rõ ràng” của chính quyền về Libya, nhưng hối thúc các nhà lập pháp kể cả những người trong đảng Cộng hòa của ông chớ nên rút lại sự ủng hộ dành cho hoạt động của NATO.
Ông McCain nói: “Mục tiêu của tất cả chúng ta trong cơ quan này, đảng Dân chủ cũng như Cộng hòa, chớ nên là cắt giảm và bỏ chạy khỏi Libya, mà là bảo đảm rằng chúng ta sẽ thành công.”
Thượng Nghị sĩ McCain nói nghị quyết lưỡng đảng sẽ được đề xuất trong nay mai, và cho biết thêm rằng điều quan trọng đối với Thượng viện phải “ghi rõ ràng bằng văn bản” về vấn đề cho phép các hoạt động ở Libya, mà ông cho rằng thực sự mang các tính cách của ‘tình trạng giao tranh.”