Thị trấn miền bắc kỷ niệm 150 năm ly khai khỏi nước Mỹ

PostTue Oct 11, 2011 10:00 pm

VOA - World News

Phòng họp của nhà thờ duy nhất tại Town Line, New York đông quá khả năng tiếp nhận người cho một ngày hội lớn. Đây là lễ kỷ niệm 150 năm thị trấn miền bắc này đứng về phía miền nam trong suốt cuộc nội chiến.

Những khẩu súng đại bác được đặt tại sân đậu xe. Quý bà trong những bộ quần áo được trau chuốt cẩn thận. Các ông bệ vệ trong đồng phục bằng len của chiến binh.

Ông Brandon Adkins đeo một thanh gươm thật bên hông. ông nói với mọi người ông là người sanh ra đã thuộc liên minh miền nam ... từ vùng phía bắc bang New York.  

Ông nói: “Một người gọi tôi là một Yankee( người miền bắc) . Và tôi nói, xin lỗi, tôi thuộc thị trấn Town Line, tôi là một người thuộc liên minh miền Nam. Chúng tôi là những người thuộc Liên minh miền Nam lâu đời nhất.  Ông ấy nhìn tôi và tôi đoán là ông ấy tin chúng tôi là những người nổi dậy cuối cùng.”

Nhiều người ở Town Line cũng thấy câu chuyện  thật lạ lùng  như là ông Ray Ball, một giáo viên dạy sử địa phương.

Ông Ball nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên tôi nghe chuyện này cách đây 10 năm. Tôi nghĩ làm gì có chuyện đó.”

Chuyện kể rằng, những người dân trong thị trấn tập họp tại một ngôi trường địa phương ngay sau khi chiến tranh bùng nổ. Họ bỏ phiếu với tỉ lệ 80 phiếu thuận và 45 phiếu chống, ly khai khỏi Liên bang. Ông Ball nói ít lâu sau đó, 5 người dân địa phương đi về miền nam và gia nhập quân đội của các tiểu bang miền nam.

Ông Ball nói: “Đất nước bị phân chia thực sự ngay tại các đường ranh. Và đường ranh này bị đẩy xa về phía bắc hơn là mọi người nhận thức được.”

Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn còn chưa chắc chắn tại sao Town Line, chỉ cách Canada mấy phút lái xe, lại có quyết định như vậy. Ông Ball chỉ rõ là cư dân thị trấn đã ủng hộ ông Abraham Lincoln lên làm Tổng thống chỉ một năm trước đó. Cư dân tại đây hầu hết là di dân người Đức, không có liên hệ với người Mỹ ở miền nam.

Ông Ball nói: “ở đây họ không có liên hệ gì đến chế độ nô lệ . Do đó hẳn phải là có lý do gì vượt quá vấn đề nô lệ, tại sao họ lại bỏ phiếu như vậy.”

Bà Karen Muchow, điều hành một hội lịch sử địa phương đã tìm hiểu câu chuyện này từ nhiều năm qua nhưng không tìm được câu trả lời. Tuy nhiên bà nói sau khi nội chiến chấm dứt, việc Town Line ly khai khỏi Liên bang miền bắc hầu như được lãng quên.

Bà Muchow nói: “Tôi nghĩ có những khúc mắc về những gì đã xảy ra. Không có văn kiện gì ghi chép lại. Có thể có những hồ sơ nằm trên căn gác xép dưới nóc nhà của một căn nhà nào đó. Hay là những hồ sơ này đã bị tiêu hủy. Do đó không thấy tên tuổi gì. Có thể người xưa đã có chủ đích để  không ghi chép lại nguyên nhân chăng".

Đời sống cứ tiếp tục trôi, cư dân tại đây đóng thuế liên bang và mở một trạm bưu điện. Rồi vào năm 1946 ngay sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, một tờ báo địa phương vén màn bí ẩn của câu chuyện này.

Bà Muchow nói: Nhiều người trai trẻ trở về nhà sau chiến tranh và khám phá ra rằng nhà của họ không thuộc nước Mỹ và họ nổi giận.”

Câu chuyện lan truyền trên toàn nước Mỹ. Những điện tín gởi đến tới tấp, yêu cầu thị trấn gia nhập lại Liên bang. Ngay cả Tổng thống Harry Truman cũng viết một thư ngỏ, thúc đẩy cư dân nướng thịt bê như một dấu hiệu giảng hòa . Do đó, khuất phục trước sức ép, một cuộc bỏ phiếu được tổ chức.

Trở lại lễ hội kỷ niệm 150 năm ly khai, đám đông xem một đoạn phim cũ không rõ nét, chiếu cảnh những người thân (giờ đây đã khuất) xưa kia  đi bỏ phiếu, và sau đó  hạ lá cờ của phe nổi dậy, lá cờ từng tung bay trong thị trấn  trong 85 năm.

Trước khi hết đêm, một người giả làm Tổng thống Abraham Lincoln hướng dẫn đám đông nói lên lời cam kết trung thành với quốc gia, như là một hành động đoàn kết, trong khi đối diện với hai lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và cờ của liên minh miền Nam trước mặt nhà thờ.

Người dân địa phương vẫn có đôi chút hãnh diện khi họ gọi Town Line là “cứ điểm cuối cùng của Liên minh miền Nam.”
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Tin Hoa Kỳ Và Thế Giới - USA And World News

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1037 guests

cron