10 Người đàn bà làm chấn động thế giới - Isabella I

PostTue Feb 21, 2012 10:18 am

Thập Đại Tùng Thư
10 Người đàn bà làm chấn động thế giới

Tác giả: Bốc Tùng Lâm
Dịch giả: Nguyễn Kim Dân


Isabella I


Người đặt nền móng cường quóc trên biển
Barcelona triệu tập mở thế vận hội Olympic Quốc tế năm 1992 ở Tây Ban Nha, dĩ nhiên Samarin là Chủ tịch Hội ủy viên Olympic quốc tế có quan hệ với Tây Ban Nha, nhưng điều quan trọng hơn: năm 1992, là tròn 500 năm Christopher Columbus(1) nhà hàng hải vĩ đại phát hiện ra Đại lục mới, Barcelone kỷ niệm Columbus thắng lợi trở về Tây Ban Nha nhận được sự hoan nghênh rất lớn của Nữ hoàng Isabella.
Columbus (Kha Luân Bố) ở trên toàn thế giới có thể nói là đỉnh cao danh vọng, sự tích sinh thời của ông, theo TIến sĩ Morrion E Samuel giáo sư Đại học Half viết trog quyển “Thượng tướng Hải quân” (đã từng nhận được giải thưởng văn học Pulitzer) lưu truyền, được mọi người tìn hiểu ngày càng nhiều. Tuy thân thế sự nghiệp của Isabelle I – Nữ hoàng Tây Ban Nha đới với sự giúp đỡ tích cực cho Columbus thám hiểm hàng hải thì không gì có thể so sánh được. Nữ hoàng Isabella I là Quốc vương vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Ban Nha, bà làm ra hàng loạt quyết sách then chốt và hoàn chỉnh, trong vài năm đã ảnh hưởng rộng lớn đến sản xuất của Tây Ban Nha và châu Mỹ La tinh. Cho đến nay, người chịu ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều.

Sự tích Nữ hoàng Isabelle I và ảnh hưởng của bà đối với lịch sử, so sánh với Columbus, không thua kém chút nào. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày để cho chúng ta nhận thức và hiểu được vị nữ hoàng kiệt xuất này.

*** Người kế thừa Vương vị chạy trốn ***
Tây Ban Nha cổ đại, vốn là một tỉnh của La Mã. Khoảng đầu thế kỷ 8, người Ả Rập tôn thờ đạo Islam mở rộng đến eo biển Broto, trên bán đảo Pyrenees xây dựng mười mấy “quốc gia Halifax” cát cứ phong kiến. Đến cuối thế kỷ 8, người Frank bắt đầu tiến hành quân sự chinh phục bán đảo Pyrenees, cũng xây dựng tiểu quốc phong kiến. Từ đó, trên bán đảo Pyrenees, tiểu quốc người Ả Rập và người Frank tiến hành chiến tranh và thôn tín liên tiếp. Trải qua chiến tranh thời gian dài, đến thế kỷ 12 về sau, trên bán đảo Pyrenees (tức hiện nay trong phạm vi đất nước Tây Ban Nha trừ Bồ Đào Nha ra) chỉ còn bốn quốc gia: Castile, Aragan, Granada và Navarre. Trong đó, Castile là vương quốc có diện tích lớn nhất, ở Trung bộ bán đảo, Aragan ở phía Đông Bắc bán đảo (gần nước Pháp), Navarre là một vương quốc nhỏ hơn ở phía Bắc, Granada quốc gia người Ả Rập ở về phía Nam.

Isabelle là Công chúa lớn nhất của Quốc vương Castile. Năm 1451 sinh ra trong một thôn trấn nhỏ gọi là “Gotarrianga” trên cao nguyên Castile rộng khoảng 140km về phía Tây Bắc Madrid, ở vị trí ngay giữa bán đảo Pyrenees. Thôn trấn nhỏ này, lúc bấy giờ chính là cung đình của vương quốc Castile.

Juan II – phụ thân của Isabelle là một Quốc vương tính cách nhu nhược, chẳng làm nên trò trống gì. Ông ta trong vài mươi năm cầm quyền, quí tộc vương quốc ngang ngược hỗn xược, bất chấp pháp luật đạo lý, quốc gia bị phá hoại hoang sơ. Đặc biệt là 20 năm cuối tại vị của ông ta, toàn bộ đại quyền quốc gia ở trong tay của Thủ tướng Alvaro de Luna Vị Thủ tướng này độc đoán chuyên quyền, tha hồ làm càn làm bậy, không xem Quốc vương ra gì. Hoàng hậu nguyên phối của Quốc vương Juan II, sau khi sinh Hoàng tử Henry đã qua đời, Quốc vương liền cưới Vương phi thứ hai, bà chính là mẹ của Isabella.

Mẹ của Isabella (cũng gọi là Isabelle), đến từ Vương thất Bồ Đào Nha, tuổi trẻ chí khí mạnh, rất căm giận Thủ tướng chuyên quyền của Quốc vương Castile, bèn liên kết với Hoàng tử Henry phản đối Thủ tướng Alvaro de Luna và đưa ông ta vào chỗ chết. Quốc vương Juan II mềm yếu tin yêu Thủ tướng, vì bị chấn động mạnh này mà lâm bệnh nặng, nhanh chóng qua đời. Lúc này, Công chúa Isabelle vừa mới hơn hai tuổi, và em trai Affonso còn chưa đầy một tuổi. Vì thế, Hoàng Thái tử anh trai cùng cha khác mẹ với Isabelle liền trở thành Henry thứ IV.

Để củng cố quyền vị của mình, Henry IV lên ngôi không lâu thì đuổi mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ ra khỏi cung đình, đưa đến Arévalo, một thành phố nhỏ, sống cuộc sống bình dân nghèo khó. Biến cố từ “Thiên đường” đến “Địa ngục” này, khiến cho tinh thần của người mẹ Isabelle sốc nặng. Isabelle một mặt phải bơ vơ nơi thành phố nhỏ để chăm sóc đứa em trai còn nhỏ, một mặt còn phải chăm lo cho người mẹ vì bị ô nhục và nghèo khó, mà mắc bệnh tâm thần. Chính trong cuộc sống khó khăn thời gian dài này, bà bắt đầu tin vào Thượng đế, trở thành Tìn đồ Thiên Chúa giáo.

Trong thời gian mẹ con Isabelle trải qua mười năm dài, cơ cực trong cung đình Quốc vương Castile sinh ra một việc khiến người chú ý. Quốc vương Henry IV yếu đuối bất lực như cha của ông, cầm quyền mười năm cũng không làm nên trò trống gì. Điều đáng buồn có thể là do yếu sinh lý, mãi không có con cái, Hoàng hậu đầu tiên vì “không thể cùng chăn gối” với ông nên đã ly hôn. Dân gian đặt cho Henry biệt hiệu là “Quốc vương bất lực” (Quốc vương bị chứng liệt dương). Hoàng hậu thừ hai trẻ tuổi, dung nhan tuyệt vời, đến từ Bồ Đào Nha, sau khi đưa vào cung đình, Quốc vương hoàn toàn không cảm thấy hứng thú. Sau vài năm, Hoàng hậu bỗng nhiên sinh ra Công chúa. “Sự việc” này là cái cớ để cho các quí tộc mở rộng thế lực, có ý đồ phản đối Quốc vương, họ cho rằng Công chúa vừa mới sinh ra hoàn toàn chẳng phải là con gái của Quốc vương – người kế thừa Vương vị, mà là Hoàng hậu có quan hệ mờ ám với con trai của Huân tước Bellantran kỵ sĩ. Vì thế, Quốc vương đưa ra phương án nào họ cũng không tin, quyết định đề cử Affonso em trai của Isabelle mới mười một tuổi lên làm Quốc vương mới.

Vương quốc Castile cùng lúc xuất hiện hai Quốc vương và sinh ra chia rẽ, tạo thành nội chiến bi thảm, dân chúng lầm than. Chị em Isabelle mãi bị bức bách sinh sống ở thành phố nông thôn, bỗng nhiên được đưa lên vũ đài lịch sử và Isabelle trờ thành người điều đình duy nhất giữa hai em. Bà không muốn thấy anh em tương tàn, để cho các quí tộc được lợi. Khi bà đến cung đình Quốc vương Henry – anh trai của bà để hòa giải, bà bị anh trai dùng biện pháp mạnh giữ lại trong cung (trên thực tế trở thành con tin), nhưng lòng bà lại luôn hướng về người em. Sau ba năm, ba dũng cảm trốn khỏi cung đình của anh trai, trở về bên người em. Ở giữa cuộc chiến tranh huynh đệ, em trai lại bị bệnh cấp tín mà chết đi, Isabelle đau buồn muốn tuyệt mệnh (lúc này mẹ của bà đã qua đời), bèn vào Nhà dòng. Các quí tộc phản đối vì lợi ich thiết thân, thuyết phục Isabelle tiếp tục để em bà lên ngôi. Nhưng Isabelle trả lời cương quyết với các quí tộc: “Ở trong thời kỳ tại thế của Quốc vương Henry – anh trưởng của tôi, không ai có quyền đoạt lấy quyền lợi mũ miện. Các người đem đến hai Quốc vương, tôi thấy đáng thương cho Tổ quốc Castile gặp nhiều tai nạn. Cái chết của em trai tôi, chính là do Thượng đế không thừa nhận một nước hai chủ mà giáng sự trừng phát xuống. Vì thế, tôi lấy việc xây dựng lại Tổ quốc của tôi làm mục tiêu duy nhất, đem hết sức giúp đỡ anh trai tôi.” Nhưng cùng lúc bà cũng tỏ ý ngầm với Quốc vương Henry, bà tuyệt đối không thừa nhận quyền kế thừa của Công chúa sinh ra đáng nghi ấy. Thái độ của Isabelle, khiến Quốc vương Henry lo rầu khốn đốn, khôi phục thái độ thân thiện đối với em gái, thông qua hiệp thương các đại biểu của Hội nghị quốc dân, đồng thừa nhận Công chúa Isabelle làm người kế thừa Vương vị.

Khi vấn đề Vương vị của anh em Isabelle được xử lý chính xác, quan hệ dịu đi, vấn đề hôn nhân của bà lại khiến quan hệ anh em căng thẳng trở lại. Lúc Isabelle còn nhỏ tuổi, mẹ bà đã nói chuyện muốn gả con gái cho Fardinand – Hoàng tử Aragan. Nhưng Quốc vương Henry u mê bất tài, lại muốn thông qua hôn nhân của Isabelle làm thông gia Vương thất, để tăng thêm sự thống trị của mình. Ông thay đổi bất thường, lúc nói muốn đem em gái gả cho Cuông tước nước Pháp, lúc lại muốn gả cho Quốc Vương Bồ Đào Nha, lúc muốn thông gia với Vương thất nước Anh, lúc lại muốn làm thân với Aragan. Isabelle tuy biết hôn nhân của mình cần phải được sự ân chuẩn của Quốc vương, nhưng bà lại không muốn nghe ý kiến nào của người anh mê muội. Vì thế, năm 1467, Isabelle 16 tuổi, phái một giáo sĩ thân tín của mình, trước đến nước Pháp, sau đó đến Aragan, tìm hiểu tình hình của Công tước Guyena – em trai của Louis XI – Quốc vương nước Pháp và Ferdinand – Hoàng Thái tử của Aragan, để tự mình lựa chọn. Tin tức giáo sĩ mang về là: Công tước nước Pháp là một người “yếu đuối bất tài”, “gánh vác không nổi sự nghiệp vĩ đại”; và Hoàng tử Aragan là “một người tuổi dường như còn rất trẻ. Ông ta đẹp trai, thân thể cường trán, tinh thần gan dạ, hiểu biết nhanh nhen, ông ta muốn làm việc gì đó có thể làm được nhanh chóng”. Nghe giáo sĩ giới thiệu như thế, Isabelle thấy yêu ngay Ferdinand – Hoàng Thái tử Aragan.

Quốc vương Henry – người anh trai mê muội không đồng ý sự lựa chọn của Isabelle. Ông quyết định đem em gái gả cho Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, đã trung niên, có quan hệ huyết thống với Vương thất Castile. Bồ Đào Nha đã phái sứ giả mang lễ đến cầu thân. Dưới áp lực của anh trai, Isabelle chỉ còn cách phải gặp mặt sứ giả mang lễ của Bồ quốc, để Giáo hội giải bày thêm vào qui định không cho hôn phối gần gũi. Quốc vương Henry nói có thể phái sứ giả đi La Mã, cầu xin Giáo hoàng đặc biệt cho phép. Công chúa Isabelle lợi dụng Quốc vương sai sứ mang lễ đi La Mã đề nghị thời gian này dài hơn, bên trong âm thầm phái hai sứ giả đi Aragan, bày tỏ tình cảm của minh với Hoàng tử Ferdinand, nói muốn cùng Hoàng tử thành thân ngay lập tức.

Hoàng tử Ferdinand đã nghe vẻ đẹp, nhân phẩm và tài năng của Công chúa Isabelle từ lâu, sau khi nhận được tin của Công chúa, ký văn kiện hôn ước và ủy thác sứ giả mang đến cho Công chúa sợi dây chuyền vàng trị giá bốn vạn. Nhưng do lúc bấy giờ phụ vương không còn sáng suốt, không thể ngay lập tức đi thành thân cùng Công chúa.

Quốc vương Henry – anh trai của Isabelle sau khi biết được em gái tự mình quyết định hôn nhân, nổi giận đùng đùng, ra lệnh bắt Công chúa. Isabelle liền chạy trốn khỏi chỗ ở của mình, nhờ sự giúp đỡ vũ trang của Đại giáo chủ. Nhân dân các địa phương biết Công chúa muốn kết hôn cùng Hoàng tử Ferdinand đều kiên quyết giúp đỡ Công chúa chống lại Quốc vương. Công chúa Isabelle lo sợ sự trấn áp của quân đội Quốc vương, ngay lập tức phái người bí mật báo cho Hoàng tử Ferdinand biết được tình hình khẩn trương, xin ông phải nhanh chóng hóa trang đến chổ ẩn trống của bà, ngay lập tức cử hành hôn lễ hợp pháp đi về Aragan, khiến anh trai của mình không thể làm gì được.
Nhận được thông báo khẩn cấp của Công chúa, Ferdinand – Hoàng tử Aragan ngay lập tức hóa trang thành một phu la (người phụ lừa), lẫn trong đội ngũ thương nhân trốn vào Castile, bí mật đến chỗ Công chúa Isabelle. Lúc này, Hoàng tử chỉ mới 17 tuổi, nhỏ hơn Công chúa Isabelle 1 tuổi. Do ông ta giúp phụ vương chấp chính trong nước, gánh vác trách nhiệm nặng nề, già dặn vững vàng, nên Công chúa Isabelle sau khi thấy mặt thì rất thích, quyết định cử hành hôn lễ ngay lập tức. Tháng 10 năm 1469, Isabelle – Công chúa của Quốc vương Castile kết hôn cùng Ferdinand – Hoàng tử của Aragan tại nơi chạy trốn của mình. Đây là một đôi vợ chồng tương thân tương ái, cùng chí hướng, trong đồi sống sau đó, họ trước sau hanh phúc như thưở ban đầu, mãi đến cuối đời.

*** Thống nhất Tây Ban Nha ***
Hành vi phản nghịch tự mình quyết định kết hôn của Công chúa Isabelle và Hoàng tử Ferdinand, khiến Quốc vương Henry nổi giận. Ông tuyên bố tước mất quyền thừa kế Vương vị của Isabelle và chỉ định Juana – con gái của ông (tức con gái sinh riêng theo truyền thuyết) làm người kế thừa. Đây chính là mầm mống nội chiến trong chính cục sau đó ở vương quốc Castile. Isabelle lại một lần nữa giải thích và vẫn biểu thị ý muốn tiếp tục trung thành với Quốc vương, nhưng Quốc vương Henry không xét tới, lại phao tiếng muốn dấy binh tấn công. Công chúa Isabelle tiếp tục ở trong lãnh địa của bà, vả lại với sự bảo vệ của bộ phận đại quí tộc, Quốc vương củng không có biện pháp nắm bà. Cứ như thế, kép dài mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1474, Quốc vương Henry qua đời, cục diện Quốc vương mãi tồn tại hai người kế thừa song song.

Khi Quốc vương Henry qua đời, Công chúa Isabelle đang ở Segevia. Thành phố Segevia cách Tây Bắc Madrid khoảng 90km, là một pháo đài giữa núi, bốn bên là tướng thành kiên cố, bảo tồn tài sản Vương thất Castile. Điều này, quả thật là một sự việc rất may đối với Isabelle. Bà sốt sắng tiếp nhận sự thỉnh cầu của cư dân Segevia yêu cầu bà làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng. Ngày hôm sau, Nữ hoàng Isabelle mặc tang phục trắng, xuất hiện trước nhân dân thành phố Segevia đang mong đợi nhiệt tình. Qua ghi chép Vương thất Castile miêu tả việc này như sau: “Rất nhanh, Nữ hoàng cưỡi ngựa xuất hiện. Bà có vẻ mặt tuyệt đẹp, uy nghi đế vương, thân thể trung bình, mình ngọc tóc vàng, con ngươi màu xanh trong chuyển động linh hoạt, mày thanh mắt đẹp, sống mũi cao lớn; Bà dịu hiền như thế, lại có tướng đế vương đường đường. Lúc bấy giờ bà chỉ mới 23 tuổi 7 tháng 20 ngày”. Tin tức lễ đội vương miện nhanh chóng truyền khắp vương quốc Castile, rất nhiều thành phố và thôn trang đều bắt chước Segevia, suy tôn Nữ hoàng trẻ tuổi. Tin tức toàn quốc ủng hộ Nữ hoàng kế vị, cũng nhanh chóng được sự hưởng ứng của Hội nghị quốc dân, Hội nghị cũng tuyên bố thừa nhận địa vị Nữ hoàng Isabelle.

Khi Isabelle làm lễ đội vương miện, Ferdinand – trượng phu bà không có ở Castile, mà đã trở về giúp phụ vương dẹp yên phản loạn ở Aragan. Khi ông nghe được tin vợ mình đã làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng, rất kích động. Kích động là vợ mình qua bao khó khăn cuối cùng đã lên Vương vị. Lúc Isabelle kết hôn cùng Ferdinand có nói trước: muốn Ferdinand tôn trọng pháp luật và phong tục của Castile, ngày sau nếu như Công chúa kế thừa Vương vị, thì bà phải là vua Castile trên thực tế, Ferdinand tuy cũng là Quốc vương trên danh nghĩa, nhưng chưa qua sự đồng ý của Isabelle, ông không được tự tiện bổ nhiệm sử quan và nhân viên thần chức giáo khu; tất cả công văn đều phải hai vợ chồng liên hợp ký. Ước định trước hôn nhân này, qua sự đồng ý của Ferdinand, hai người mới kết làm vợ chồng. Nay lời dự đoán của Isabelle đã trở thành hiện thực, Ferdinand làm sao không kích động? Điều khó khăn là trên lịch sử 2 nước Castile và Aragan, chưa từng có phụ nữ nắm quyền binh đất nước, nếu như vợ và mình cùng ngồi trên Vương vị, thì khó coi biết chừng nào? Lúc bấy giờ, triều đình và Giáo hội cũng phân thành hai phái, mở ra sự tranh luận quyết liệt. Nữ hoàng Isabelle nhanh trí, nhường bước cho trượng phu nói: “Chúng ta không nên phân biệt. Anh đã là chồng của em, đương nhiên cũng là Quốc vương của Castile. Phàm anh có ra lệnh, con dân đương nhiên phải theo. Chúng ta còn hy vọng Thiên Chúa bảo vệ chúng ta đến 100 năm sau, khiến đất nước này cũng có thể bảo lưu trong tay con cháu của hai chúng ta”. Lúc bấy giờ, Nữ hoàng và Hoàng tử Ferdinand đã kết hôn được hai năm (năm 1471), sinh được một cô Công chúa (cũng lấy tên là Isabelle), nhưng vẫn chưa sinh Hoàng tử. Nữ hoàng Isabelle thân tình nói: “tương lai của chúng ta có đời sau thế nào còn rất khó nói, nếu như đến khi có người bài xích Công chúa Isabelle của chúng ta, lập người của họ làm người thừa kế Vương vị của chúng ta, thì ngày đó sẽ không vui phải không? Nói không chừng ngày nào có người quan hệ huyết thống Vương thất Castile tự xưng họ là con cháu thân thích, quốc gia phải giao về cho họ, mà không phải giao về cho con gái của anh, bởi vì con gái anh là con gái….. Chính anh đã mở ra trường hợp này, thì sẽ mang đến cho cháu chúng ta nhiều phiền não” Sự phân tích vừa tình vừa lý này của Nữ hoàng, khiến Ferdinand tâm phục khẩu phục. Vì thế ông ra lệnh gọi các thần quan của ông và Giáo hội không được nghị luận chuyện Nữ hoàng và hoàn toàn ủng hộ Nữ hoàng đăng cơ, hết lòng giúp đỡ Nữ hoàng nhanh chóng cũng cố Vương vị.

Khi Isabekke tự mình cử hành lể đội vương miện tuyên bố làm Nử hoàng, phái đại quí tộc đã ủng hộ Juana 12 tuổi, con gái của Henry cố Quốc vương, bắt đầu cầu cứu Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, cậu của Juana và tuyên bố Juana là Nữ hoàng Castile. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha vừa mới thắng lợi trong chiến tranh Morocco, đang đắc chí. Nhưng vì can thiệp có căn cứ, có cớ cho quân đi đánh, tuy đã ngoài 40 tuổi, ý muốn thông qua con đường thông gia tiến hành cứu viện, để mình lên ngôi vị Quốc vương Castile. Vì thế, ông chính thức cầu hôn cháu gái của mình 12 tuổi, sau khi được đồng ý, liền tự xưng là Quốc vương Castile. Tháng 5 năm 1475, thống lĩnh đội quân Tây Ban Nha tiến vào vương quốc Castile, bắt đầu chiến tranh đoạt Vương vị.

Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dốc toàn lực, ráng sức bảo vệ Vương vị Castile của họ, phản kích sự khiêu chiến của Quốc vương Bồ Đào Nha. Khi bắt đầu chiến tranh, thế lực hai bên ngang nhau, chiến cục cứ giằng co mãi đến năm thứ hai. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, tuy đã già, mưu kế sâu xa, giàu kinh nghiệm chiến đấu, nhưng đến Castile tranh đoạt Vương vị, sĩ khí quân đội trước tiên không đủ. Còn Ferdinand trẻ tuổi, túc trí đa mưu, giàu tài năng chỉ huy, quân đội Castile tác chiến tại nước mình, để bảo vệ Nữ hoàng và Quốc vương của mình, sĩ khí cao ngất, quyết tâm đánh bại kẻ xâm lược. Như thế, tháng 3 năm 1476, quân Bồ Đào Nha do Alfonso thống lĩnh trong chiến tranh gần Thorou, bị quân đội Castile của Thống soái Ferdinand tieu diệt hết. Geoor – Hoàng tử Bồ Đào Nha thống lĩnh chủ lực Bồ Đào Nha đến tăng viện, chiến đấu một trận với quân đội Castile, vẫn không phân thắng bại. Juana và cánh Đảng của bà nhìn thấy không hy vọng thắng lợi, bèn cầu hòa với Isabelle. Alfonso V lại vẫn cứ không cam tâm, phái Geoor – con trai trở về lo liệu việc nước, mình ở lại Castile phất cờ gióng trống, tiếp tục chiến đầu với quân đội của Isabelle. Isabelle phát huy tài năng ngoại giao tuyệt vời, quyết định sách lược tác chiến ở hậu phương, khéo đều binh khiển tướng, và đích thân thống lĩnh quân đội chiến đấu hăng hái, xông vào trận địa. Cuối cùng, vào cuối năm 1479, đánh bại người Bồ Đào Nha, thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Vương vị. Alfonso V chỉ còn cách đưa Công chúa Juana trở về Bồ Đào Nha.

Chính lúc Nữ hoàng Isabelle thắng lợi trong chiến tranh kế thừa Vương vị, do phụ vương qua đời, Thái tử Ferdinand kế vị, trở thành Quốc vương của vương quốc Aragan. Như thế, từ năm 1479 trở đi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, cùng quản hai nước, được Giáo hoàng Alexander VI trao cho hiệu gọi “Hai vua Thiên Chúa giáo”. Từ đó, hai nước Castile và Aragan hợp lại làm một, hình thức đầu tiên thống nhất Tây Ban Nha. Thời kỳ đầu hai nước hợp lại, kết cấu, truyền thống xã hội, thậm chí ngôn ngữ có sự sai khác rất lớn, bộ phận chư hầu phong kiến không chịu bỏ thế lực cát cứ, phản đối thống nhất quốc gia. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dưới sự bảo vệ của Liên minh thành thị, dựa vào thế lực của Giáo hội và tiểu quí tộc, nhân dân thành phố phản đối lại chư hầu phong kiến. Họ thống lĩnh quân đội Liên minh nhân dân thành thị hợp lại tàn phá pháo đài của chúa đại phong kiến, không những lấy đất đai Vương thất, tước đoạt đặc quyền đúc tiền, thu thuế của họ, còn đả kích và đánh bại hoạt động làm phản của chúa đại phong kiến, từ đó tăng cường tập quyền trung ương. Nữ hoàng Isabelle còn mạnh hòa thế lực cảnh sát, giảm bớt tội pham, đễ nhanh chóng phục hồi trật tự trong nước. Ferdinand rất có tài, là nhân vật nguyên hình trong “Luận quân chủ” của Machiavello – nhà tư tưởng chính trị và nhà sử học của Italia. Isabelle khiêm tốn nghe nhận ý kiến của chồng và sự giúp đỡ chính trị của ông ta, học tập kinh nghiệm trị nước của chồng. Bà thường xuyên du tuần khắp nơi trong nước, trên đường đi tùy theo chỗ mà sắp xếp ở Giáo hội hay tu viện, nhiệt tình giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Khi vừa mang thai, cũng không nghỉ ngơi, tiếp tục tuần du khắp nơi. Tổng cộng bà sinh ra năm chỗ khác nhau trong nước. Trong sách sử đã ghi lại: “Trong phòng làm việc của Nữ hoàng, luôn luôn sáng đèn đến gần sáng”. Nữ hoàng Isabelle lấy việc cải cách chính trị đất nước, cải thiện đời sống nhân dân làm thiên chức của mình, làm việc quên ăn quên ngủ, cuối cùng quốc gia bị phá hoại sau bao nhiêm năm được phục hồi rất nhanh, và từng bước phát triển.

Khi Isabelle và Ferdinand kết hôn, muốn tiếp tục tiến hành chiến tranh Granada quốc gia người Ả Rập chống lại tín ngưỡng Islam. Hiện tại, Tây Ban Nha sau khi thống nhất qua nhiều năm xử lý và phục hồi, sức nước tăng mạnh, quân đội tại ngũ đạt đến 4 vạn người. Năm 1491, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đích thân thống lĩnh đại quân, hướng thẳng đến cứ điểm cuối cùng của người Ả Rập ở chính Nam bán đảo Pyrenees Tây Ban Nha – Granada phát động tiến công. Khi chiến đấu dữ dội nhất, Nữ hoàng đã từng đích thân xông vào tiền tuyến chỉ huy. Năm 1942, quân đội Tây Ban Nha thắng lợi, thu phục thành Granada, khiến Tây Ban Nha kết thúc thắng lợi phong trào thu hồi đất đai kéo dài hơn 700 năm, từ đó mà hoàn thành đại nghiệp thống nhất Tây Ban Nha (năm 1512, Navarre tiểu vương quốc nhỏ nhất ở phía Bắc do Quốc vương Ferdinand sáp nhập).

*** Tán thành và giúp đỡ Christopher Columbus ***
Trong thời kỳ Nữ hoàng Isabelle thống trị, việc nổi tiếng nhất là phát hiện đại lục mới của Christopher – Columbus. Columbus là nhà hàng hải Italia. Ông quan hệ hàng hải đối với Nữ hoàng Isabelle như thế nào? Trong đây lại có một nguyên do.

Năm 1451 Columbus sinh ra ở Genoa thành phố ven bờ biển Italia, là con trai thợ chải lông và quản lý cửa hiệu. Lúc bấy giờ, Genoa là một thành phố hưng thịnh nghề hàng hải. Columbus học được không ít tri thức nghề hàng hải từ nhỏ, học biết vẽ bản đồ biển. Trước năm 25 tuổi, ông đã từng trải qua nhiều lần đi tàu tuần ra biển, đã từng đến Island(2). Vận may nhất là ông đã một lần đến Bồ Đào Nha. Ông ở trên thuyền làm thủy thủ, thuyền bị hạm đội di chuyển đặc biệt của nước Pháp tấn công chìm, Columbus bị thương, trôi mãi đến bờ trên cảng Lagasca, sau đó đến Lisbon. Lisbon lúc bấy giờ là một địa phương ủng hộ kế hoạch thám hiểm cuồng nhiệt nhất. Lúc đó, Columbus nhận được sự ảnh hưởng cách nói “trái đất hình tròn” rất hấp dẫn, nghĩ ra kế hoạch rất mạnh dạn là đi thuyền về phía Tây, không nhất định phải vòng qua phía Đông châu Phi, cũng có thể đến thẳng châu Á, nhận được tơ lụa, hương liệu và hoàn kim của Trung Quốc, Ấn Độ.

Quốc vương Bồ Đào Nha đã từng mong muốn mở con đường mậu dịch hàng hải về hướng Đông, nên rất hứng thú đối với kế hoạch của Columbus, và lấy kế hoạch đề ra giao cho Hội ủy viên học thuật thẩm nghị, nhưng không được chấp thuận. Vì thế, ông bèn đến Tây Ban Nha, hy vong tìm được người trợ giúp vàng bạc, vật chất trong quí tộc và Vương hầu, nhưng hoàn toàn không thu được kết quả. Khi Nữ hoàng Isabelle biết được kế hoạch gan dạ của Columbus, là ông đã đến Tây Ban Nha được một năm. Lúc bấy giờ Tây Ban Nha đang chiến đấu với người Ả Rập ở phía Nam, hao tổn lượng lớn tiền tài. Isabelle và Ferdinand gặp Columbus ở tiền tuyến, nghe nhận suy nghĩ mạnh dạn của ông ta. Quốc vương Ferdinand và các quí tộc Tây Ban Nha xem Columbus là một “quân lừa đảo”, cử chỉ và sắc mặt đáng nghi. Nữ hoàng Isabelle không cự tuyệt ông ta trực tiếp, và giữ ông lại bên mình. Nữ hoàng từ tình hình thế giới xem xét mở ra con đường mới trong việc phát triển sự nghiệp thám hiểm Bồ Đào Nha, đồng thời muốn quan sát thật rõ Columbus, duy nghĩ cẩn thận phương án hành trình đường dài của ông ta. Chính như thế, Columbus ở bên Nữ hoàng sáu năm. Và trong sáu năm này, chiến tranh Tây Ban Nha thu hồi đất đai của người Ả Rập còn chưa kết thúc, việc này khiến Columbus mất lòng tin. Năm 1491, Columbus quyết định đi đến nước Pháp để gặp vận may. Trên đường đi gặp được Viện trưởng tu viện có lòng tốt, vì Columbus sắp xếp lại tài liệu báo cáo lên ngự tiền. Tuy Hội ủy viên học thuật Vương thất đã kiến nghị không chấp nhận cho ông ta, nhưng Nữ hoàng Isabelle chu đáo nghe kế hoạch của Columbus một lần, và tỏ ý khen ngợi. Chẳng qua, cho rằng yêu cầu của Columbus tự bổ nhiệm mình làm Thượng tướng hải quân, phát hiện ra các đảo sở hữu và đại lục, đồng thời chiếm hữu giá trị quá cao, phải 1/10 tài sản tổng số lượng qui định mậu dịch các địa phương này trong thời gian ông ta làm Tổng đốc. Sau đó, Columbus bỏ phần yêu cầu. Lúc này, nhằm đúng sự lo lắng việc tán thành và giúp đỡ tiền vốn đối với Nữ hoàng không đủ, Skulouis Vương thất Tây Ban Nha tiến hành thuyết phục Nữ hoàng từ quan điểm thực lợi. Ông ta nói: “Bà thiếu bao nhiêu tiền do tôi cung cấp, bà không phải mất đi đồ vật gì, và lại còn được nhiều – nó có thể khiến trên ngàn vạn người hướng về bà, có thể mang đến vinh dự và hoàng kim cho Tây Ban Nha”. Vì vậy, Nữ hoàng Isabelle quyết định khen thưởng và giúp đỡ quyết tâm của Columbus. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng vì để cung cấp tiền vốn cho cuộc thám hiểm, còn đem phần châu báu của minh đi cầm, thêm vào sự sắp xếp trước của Skulouis, tổng cộng được 12000 đô la Mỹ tiền vốn, Columbus cũng mượn được 2000 đô la Mỹ làm một phần đầu tư trong đó. Rồi Columbus bắt đầu cuộc thám hiểm đi thuyền về hướng Tây.

Ngày 3 tháng 8 năm 1492, ba chiếc thuyền nhỏ làm bằng gổ đi theo cuộc thám hiểm của Columbus hiệu “Pinta”, “Niaga”, “Saint-Maria” xuất phát từ cửa cảng Tây Ban Nha. Trên 3 chiếc thuyền có tổng cộng 87 người, gồm ba bác sĩ, một trợ lý thuyền trưởng, một thông dịch viên và một người thuộc phái của Nữ hoàng đến quan Giám đốc áp tải kim hoàn và đá quí lên thuyền. Columbus nhờ vào kỹ thuật hàng hải thành thạo, trước tiên từ Địa Trung Hải tiến vào Đại Tây dương, sau đó gió đông đi hướng Tây chạy từ Bắc sang Nam, trải qua 33 ngày thuyền đi rất xa, cuối cùng vượt qua Đại Tây dương. Khi chưa vượt qua lục địa, trong thời gian dài như thế, các thủy thủ ngày càng không chịu quản thúc và muốn nổi loạn. Ngày 10 tháng 10 Columbus tập hợp mọi người lại, nói với họ: “Trong ba ngày không thấy lục địa, thì tôi sẽ quay thuyền lại!” Sở dĩ ông ta khẳng định như thế, vì ông ta đã thấy được một con chim quần hầu và cành cây của loại quả có nhiều nước (như nho, khế, cà chua…) nổi trên mặt biển. Ngày 12 tháng 10, cuối cùng họ đã đến đảo San Salvador của quần đảo Bahamas ngày nay. Ông quỳ trên đất cảm tạ Thượng đế, lấy danh nghĩa Isabelle và Ferdinand vua Thiên Chúa giáo tiếp nhận hồng ân của Thượng đế. Tiếp theo đó, họ đi dọc xuống phía Nam đảo San Salvador, lại phát hiện các đảo khác của nó ở bên trong bao gồm Cuba. Người trong đó húy xì-gà, là để khói vào lỗ mũi, sau đó dùng sức mạnh hít vào. Cuối cùng, Columbus leo lên các đảo ở trên đất biển và Dominica cùng với nước sở tại. Do vì chiếc thuyện hiệu “Saint-Maria” bị mắc cạn ở đây, lại cũng không quay ra biển lớn để đi được, Columbus quyết định để lại 40 người, dựng lên một thôn ở bờ phía Bắc đảo (về sau những người này vì tàn hại người Indian nên bị người Indian giết chết toàn bộ). Sau đó, Columbus giương buồm đi, từ hướng Nam và Bắc đi về phía Tây, cuối cùng đến được Tây Ban Nha.

Tháng 3 năm 1493, thuyền thám hiểm của Columbus trở về đến cảng Carcelone của Tây Ban Nha. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đón tiếp Columbus long trọng. Kẻ vô danh tiểu tốt ngày xưa một bước trở thành người anh hùng lưu danh muôn thưở. Columbus báo cáo hành trình của họ với Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, tuyên bố ông ta phát hiện được con đường hàng hải về hướng Đông xuyên qua Đại Tây dương. Báo cáo của Columbus liên quan đến hành trình biển lần này và việc phát hiện ra đại lục mới, khiến mọi người xôn xao hẳn lên. Khi họ mang những hoàn kim trang sức, chim anh vũ và vài người Indian bị bức bách đến từ đại lục mới ở trong thành huênh hoang qua thành phố, dân chúng thành phố hướng đến họ lớn tiếng hoan hô. Khi họ quỳ xuống trước mặt Nữ hoàng và Quốc vương, Nữ hoàng và Quốc vương để cho họ ngồi qua mộ bên, và cho người đem rượu rót đầy ly của họ. Nữ hoàng và Quốc vương vốn trước ân chuẩn đồ đạc của họ làm tốt việc chuẩn bị ra biển lần thứ hai. Từ năm 1493 đến năm 1502, Columbus lại tiến hành ba cuộc hành trình, đến Trung Nam châu Mỹ. Năm 1506, Columbus qua đời vào năm 55 tuổi. Mãi đến lúc ông chết, ông vẫn không vbiet61 được mình là người đầu tiên phát hiện ra đại lục mới của châu Mỹ. Do ông xem trái đất chỉ có mức độ ¼ lớn nhỏ trên thực tế, nên nhằm lục địa phát hiện được ở bờ bên kia Đại Tây dương trở thành Ấn Độ của châu Á. Dù thế nào, việc phát hiện ra địa lý mới này, đã sinh ra sự xung kích như thế nào đối với châu Âu là điều dễ hiểu. Chính là do sự nhìn xa biết rộng và sự trợ giúp tiền vốn rất lớn của Nữ hoàng Isabelle, khiến kế hoạch gan dạ của Colunbus thực hiện được. Sự thành công trong việc thám hiểm và phát hiện ra đại lục mới của Columbus, đã mở rộng tầm nhìn cùa mọi người, hình thành khái niệm mới về địa lý, đem đại lục châu Âu vào đại lục châu Mỹ và khởi lên toàn bộ thế giới đều liên hệ; khiến cho phần lớn khu vực Trung Nam bộ châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân bán cầu phía Tây của Tây Ban Nha. Ý nghĩa ở việc xây dựng lên rất nhiều quốc gia hình thức thể chế của Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn nửa bán cầu phía Tây, khiến chính trị, tư tưởng và văn hóa của Tây Ban Nha sinh ra ảnh hưởng sâu xa đến khu vực Trung Nam Mỹ vài thế kỷ. Từ đó, các cường quốc phương Tây cướp đoạt châu Mỹ, cũng từ đó kích thích phát triển ngành thương nghiệp, công nghiệp, hàng hải, hình thành thị trường thế giới, “cho giai cấp tư sản mới nổi lên mở ra sở trường hoạt động mới” (Lời của Max)

*** Sáng tạo ra Pháp đình Tôn giáo ***
Nữ hoàng Isabelle là vị vua nữ kiệt xuất, giải phóng tư tường, có tinh thần khai phá tiến thủ, thực hiện sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha, giúp đõ Columbus phát hiện đại lục mới, lưu lại hình tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. Để sự thống trị chuyên chế của bà thêm mạnh, bà sáng lập nên cơ quan xét xử tôn giáo ở Tây Ban Nha, và lấy nơi đây làm công cụ “dị đoan” để bức hại tàn khốc, lại khiến hình tượng bà bị ảnh hưởng rất lớn.

Trong khu vực Tây Ban Nha thời đại La Mã, rất nhiều dân tộc người Tây Ban Nha, người Franks, người Do Thái, người Pasque, người Caralonia cư trú, mỗi dân tộc tự tin tôn thờ Thiên Chúa giáo, Do Thái giáov.v… Khoảng trước sau năm 711, người Ả Rập bắt đầu xâm nhập Tây Ban Nha, tôn thờ đạo Islam, sau đó xây dựng nhiều quốc gia nhỏ người Ả Rập, và mở rộng ảnh hưởng đạo Islam. Vì thế, trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thậm chí lĩnh vực chính trị, sinh hoạt trong khu vực Tây Ban Nha, luôn luôn tồn tại ảnh hưởng và đấu tranh lẫn nhau giữa ba tôn giáo: Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và đạo Islam.

Nữ hoàng Isabelle là một giáo đồ Thiên Chúa rất thành kính. Bà cho rằng, người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha là do người Do Thái mang vào, đạo Do Thái và đạo Islam là tà thuyết dị đoan phản lại Thiên Chúa giáo, phải kiên quyết cấm tuyệt. Từ khi bà cầm quyền trở về sau, càng cho rằng đạo Do Thái và đạo Islam là không có lợi cho sự thống trị của bà. Do đó, bà bức bách người Do Thái bỏ đạo Do Thái, cưỡng bức người Ả Rập bị chinh phục ở phía Nam Tây Ban Nha bỏ đạo Islam, toàn bộ đổi theo Thiên Chúa. Tình thế bức bách lúc bấy giờ, người Do Thái và người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha bề ngoài biểu hiện tôn thờ Thiên Chúa giáo, bên trông âm thầm vẫn cứ là giáo đồ đạo Do Thái hoặc đạo Islam. Vì thế, để đốn sạch giáo hội, thi hành rộng rãi một tôn giáo, Nữ hoàng Isabelle thiết lập cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo (tức Pháp đình Tôn giáo), chuyên môn dùng để đối phó với những giáo đồ khác của đạo Do Thái và đạo Islam, từ đó ngày sau vẫn còn phong trào mở ra tiền lệ tội ác trên lịch sử các nước châu Âu.

Cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo này (tức Pháp đình Tôn giáo), gồm có cơ cấu quyền lực pháp quan, bồi thẩm đoàn, ngưởi khởi tố và cảnh sát điều tra địa phương. Trình tự thẩm lý sơ sài cẩu thả, không công bằng, phương thức hình phạt khiến người dân không thể chịu được, rất ác độc. Nếu một giáo đồ nào đó bị hoài nghi, dương như rất khó có cơ hội để bào chữa cho việc bị tố cáo của mình. Bởi vì người bị tình nghi ngay cả họ tên của nguyên cáo cũng còn không biết được, thì làm sao biết được tội danh và chứng cứ trong cáo trạng của mình, khi đưa ra cái gọi là chứng cứ, cũng chỉ là lời nói mà không có vật chứng. Nếu người bị tình nghi phủ nhận tội trạng của mình, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tóm lại, bất luận là người bị tình nghi có thái độ thế nào, chỉ cần họ bị liệt vào danh sách người bị tình nghi dị đoan tôn giáo, đếu phải đi vào con đường chết hoặc tàn tất suốt đời.

Thời kỳ đầu sáng lập cơ quan xét xử tôn giáo Tây Ban Nha, Nữ hoàng bổ nhiệm cho Thomas – thần sám hối riêng của bà làm Tổng đầu tử. Ông là một Tăng lữ Thiên Chúa giáo vô cùng cực đoan, rất trung thành với Nữ hoàng. Pháp đình Tôn giáo được sự cho phép của Giáo hoàng La Mã, trên thực tế lại luôn luôn bị khống chế trong tay Quốc vương Tây Ban Nha. Xây dựng Pháp đình Tôn giáo, một mặt để thực hiện thống nhất tôn giáo Tây Ban Nha, Thiên Chúa giáo trở thành Quốc giáo; mặt khác có lợi cho Quốc vương thực hiện chính sách chế tài và trấn áp, quyền uy của Quốc vương được xác lập rõ ràng, Trên lịch sử các quốc gia khác của châu Âu, lãnh chúa phong kiến và Giáo hội quí tộc đều bảo lưu đầy đủ thực lực và cân nhắc quyền lực của Quốc vương. Các chúa phong kiến của Tây Ban Nha và Giáo hội không giống nhau cũng đã từng có thời kỳ phong quang có thế có quyền. Nhưng Quốc vương có thể dùng Pháp đình Tôn giáo làm vũ khí, để trấn áp thì Quốc vương công nhiên làm Giáo đồ và Chúa phong kiến. Quốc vương không những tăng cường tập quyền trung ương mà có thể thông qua sự khống chế Mục sư Tây Ban Nha đễ phục vụ củng cố sự thống trị của mình. Đương nhiên, đối tượng chế tài chủ yếu của Pháp đình Tôn giáo là những phần tử bị tình nghi có hành vi phản nghịch trên tôn giáo, đặc biệt là những kẻ tình nghi bề ngoài biểu hiện thay đổi tin Thiên Chúa giáo, nhưng trong lòng vẫn tiếp tục thực hiện theo tôn giáo của mình trước kia.

Đầu tiên, Pháp đình Tôn giáo hoàn toàn không can thiệp đến Giáo đồ công khai tín nghưỡng đạo Do Thái. Sau đó, dưới chủ trương và yêu cầu cuồng nhiệt của Thomas, năm 1492, Isabelle và Ferdinand ban hành văn bản qui định, nếu như Giáo đồ Do Thái trong đất nước Tây Ban Nha không thay đổi tin theo Thiên Chúa giáo, thì phải rời khỏi Tây Ban Nha trong vòng bốn tháng, vả lại không được mang theo tài sản hiện có. Lúc bấy giờ, có hai mươi vạn Giáo đồ Do Thái trong nước Tây Ban Nha, phần lớn họ là nghệ nhân thủ công và thương nhân Tây Ban Nha cần mẫn nhất, tinh minh nhất và giàu có nhất, chiếm hữu địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Tây Ban Nha. Mệnh lệnh của Nữ hoàng và Quốc vương là một tai nạn nặng nề đối với họ, họ phải xa cách quê hương, lưu lạc không nơi nương tựa, thậm chí rất nhiều người còn không kịp tìm chỗ tránh nạn an toàn, liền bị rơi đầu; đồng thời, cũng mang đến sự đả kích nặng nề đối với vấn đề phát triển kinh tế Tây Ban Nha.

Vốn dĩ, vào năm 1942, khi quân đội của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand thu được đất đã mất, người Ả Rập ở Granada tuyên bố đầu hàng, hai bên ký kết hiệp nghị hòa bình, trong đó qui định: Giáo đồ Islam định cư ở Tây Ban Nha, có thể tiếp tục phụng thờ tôn giáo của mình. Nhung sau khi thống nhất và củng cố được Tây Ban Nha trở về sau, chính phủ Tây Ban Nha nhanh chóng hủy bỏ hiệp nghị này. Do đó, người Ả Rập nổi lên phản kháng, cuối cùng gặp phải sự trấn áp mà thất bại. Năm 1502, Nữ hoàng và Quốc vương cùng ra lệnh, giáo đồ Islam ở Tây Ban Nha phải giống như giáo đồ Do Thái 10 năm trước, đưa ra sự lựa chọn đau khổ, phải tin Thiên Chúa giáo, hoặc phải lưu vong ở nước ngoài hoặc bị trừng phạt. Thật ra, những giáo đồ Islam này không có sự lựa chọn, đành phải thay đổi tín ngưỡng. Một số giáo đồ kiên trì giữ nguyên tín ngưỡng, giống như những giáo đồ Do Thái kiên trì mười năm trước, đều bị tuyên bố là “dị đoan”, phải rời bỏ quê hương không được đem theo tài sản và hình phạt rất tàn khốc. Theo lịch sử ghi lại, chỉ trong vòng mười lăm năm (1483 – 1498), có 9000 người bị cơ quan xét xử tôn giáo xử hỏa hình, chín vạn người bị xử những hình phạt khác.

Nữ hoàng Isabelle tuy là Giáo đồ Thiên Chúa thành kính, nhưng bà luôn luôn đặt lợi ích Vương thất và lợi ích dân tộc Tây Ban Nha ở hàng đầu. Bà và Ferdinand – chồng bà khi xử lý quan hệ Giáo đình La Mã tích cực kháng tranh, thu được nhiều thành công, khiến Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha nằm trong sự khống chế của vua Tây Ban Nha, chứ không phải là dưới sự bảo vệ của Giáo hoàng. Các nước khác của châu Âum do Giáo hội trực tiếp nhận sự khống chế của Giáo hoang, trở thành lực lượng kháng lễ của Quốc vương và chính phủ phân đình, vì trong cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ảnh hưởng đến chính cục của những quốc gia này. Ngược lại, cải cách tôn giáo ở Tây Ban Nha lại không thu được sự tiến triển nào.

Pháp đình Tôn giáo của vợ chồng Isabelle sáng lập, hành vi trục xuất đối với đạo Do Thái và Giáo đồ Islam, sinh ra ảnh hưởng rất nặng nề trong lịch sử Tây Ban Nha sau đó. Nó không những chặn đứng tiến trình phát triển đối với văn hòa Tây Ban Nha, mà còn trở ngại nghiêm trọng đến sự phát triển kỹ thuật khoa học và kinh tế chính trị trong thời gian dài phục hưng văn nghệ châu Âu. Bởi vì trong toàn xã hội Tây Ban Nha, vừa phát biểu tư tưởng văn hóa lìa kinh phản đạo, vừa xuất phát phát minh, sáng tạo đều sẽ bị trở thành “dị đoan tá thuyết”, gặp phải sự bắt bớ của Pháp đình Tôn giáo, không khí khủng bố này làm cho những phát minh, những khoa học kỹ thuật bị thụt lùi. Những quốc gia khác của châu Âu ở thời kỳ phục hưng văn hóa nghệ văn hóa phồn vinh, khoa học kỹ thuật phát triển, luận bàn không giống nhau và chính kiến đều có sự xung động nhẹ nhàng ở mức độ nào đó. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha thời kỳ này, tư tưởng văn hóa như đầm nước chết, khoa học kỹ thuật cũng lạc hậu so với các quốc gia khác. Vả lại, theo sự phát hiện đại lục mới của Columbus, khiến khu vực lớn Trung Nam châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân của Tây Ban Nha, không những xây dựng lên thể chế chính trị Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn này của Tây bán cầu, mà còn mang danh xấu của Pháp đình Tôn giáo rõ rệt. Như thế, không những kinh tế chính trị và tư tưởng văn hóa của đất nước Tây Ban Nha bảo thủ lạc hậu, mà vùng thực dân rộng lớn của Tây bán cầu cũng vậy. Ở châu Âu, văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật của Tây Ban Nha lạc hậu hơn các quốc gia khác; cũng như, văn hóa tư tưởng và khoa học kỹ thuật của vùng thực dân Bắc Mỹ ở Anh Pháp. Cho đến này, Isabelle sáng lập Pháp đình Tôn giáo đã 500 năm, tiêu diệt Pháp đình Tôn giáo đã hơn 140 năm, nhưng Tây Ban Nha còn chưa thể giải thoát hoàn toàn ảnh hưởng của Isabelle và Ferdinand, rất nhiều quốc gia ở Trung Nam châu Mỹ đã từng là vùng thực dân của Tây Ban Nha, cũng còn ở trong không khí tư tưởng văn hóa bảo thủ lạc hậu.

*** Thông gia Vương thất ảnh hưởng sâu xa ***
Nữ hoàng Isabelle khen thưởng giúp đỡ Columbus thăm dò con đường hàng hải mới, phát hiện ra đại lục mới, sau đó, bà chủ trương mở rộng ngoài biển. Vì thế, bà tích cực phát triển đào tạo nghề thuyền, mạnh dạn phát triển hạm đội Hải quân và giúp đỡ Hải quân mở đến bao chiếm vùng thực dân châu Phi, Trung Nam châu Mỹ v.v… Cuối đời Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, sức nước của Tây Ban Nha đã bắt đầu hưng thịnh lên, chỉ trong thời gian rất ngắn đã xây dựng lên đội Hải quan lớn mạnh. Sau đó không lâu, Tây Ban Nha chiếm lĩnh lãnh địa bên ngoài biển, cùng với vùng thực dân của Naples, Sicilian, Sardegna, Osterreich, Netherlands, Luxembourg, Flanders-Kantain và châu Mỹ, bắt đầu xưng bá châu Âu và thế giới, vì Tây Ban Nha là một cơ sở khổng lồ vững chắc xây đắp cường quốc trên biển.

Nữ hoàng Isabelle sinh được bốn người con gái và một người con trai. Năm 1479, Juan – người con trai duy nhất không may chết yểu. Trong bốn người con gái của bà, nổi tiếng nhất là Công chúa Juana. Juana sinh ngày 6 tháng 11 năm 1479, năm 1496 nàng được 17 tuổi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand hứa gả cô cho Philip I. Ông ta là con trai của Hoàng đế Habsburg Osterreich, đồng thời cũng là người kế thừa vương vị vương quốc Brand. Năm 1500, Công chúa Juana không có anh em trai nên được lập làm người kế thừa Vương vị của Nữ hoàng Isabelle. Sau khi mẫu thân qua đời chính thức kế vị làm Nữ hoàng Custer, khi phụ thân qua đời lại chính thức trở thành Nữ hoàng Aragan trên danh nghĩa. Bà kết hôn được sáu năm, tinh thần bắt đầu suy sụp, năm 1506 bệnh tình càng thêm nặng, toàn bộ thực quyền quốc gia giao cho Philip I – chồng của bà quản lý, nhưng trên thực tế bà vẫn cứ thi hành Vương quyền, ký pháp lệnh. Bà không những kế thừa Tây Ban Nha thống nhất và lãnh địa ngoài biển do cha mẹ bà để lại, mà còn xâm chiếm, cướp đoạt vùng thực dân Mexican, Biru, Chilean, Colombia và Tunisia, Euran của Bắc Phi, khiến Tây Ban Nha trở thành đế quốc thực dân khổng lồ của ba châu lớn Âu, Mỹ, Phi. Thời gian thống trị, Juana thừa nhận Tây Ban Nha phát triển đến “thời đại hoàng kim”, hoàn toàn dựa vào nền móng để lại của vợ chống Nữ hoàng Isabelle.

Năm 1496, khi Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand quyết định hôn nhân Vương thất cho Juana và Philip I, là một hôn nhân ảnh hưởng sâu xa không giống như bình thường. Điều này họ không hề nghĩ đến lúc bấy giờ Juana và Philip sinh được hai trai bốn gái, ngày sau một người con trai trở thành Hoàng đế, bốn người con gái trở thành Hoàng hậu. Vì Hoàng đế này chính là cháu ngoại của Nữ hoàng Isabelle, tức là Hoàng đế Charles V sau đó. Ông trở thành người thống trị đế quốc thế lực lớn mạnh nhất, giàu có nhất trong lịch sử châu Âu, được chọn là Hoàng đế thần thánh La Mã. Lãnh thổ thống trị của ông trên danh nghĩa bao gồm phần lớn Tây Ban Nha, nước Đức, Hà Lan, Belgium, Osterreich, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Nam Tư, Italia và một phần nước Pháp, cùng với một bộ phận khu vực rất lớn Tây bán cầu. Hoàng đế Charles V cùng với Philip II đều là Giáo đồ Thiên Chúa điên cuồng, trong suốt thời gian dài thống trị, dựa vào phần lớn sự giàu có cướp đoạt đại lục và ngoài biển, để giúp đỡ chiến tranh quốc gia phản đối Bắc Âu tôn thờ Tân giáo (đạo mới). Có thể nói, sự sắp đặt hôn nhân Vương thất của Isabelle và Ferdinand vào năm 1496, đối với lịch sử châu Âu và lịch sử thế giới trong 100 năm sau khi hai người qua đời, đều sinh ra ảnh hưởng sâu sắc không thể đánh giá được.

Tình cảm giữa Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương là trung thành kiên định, sự nghiệp là thành công. Ngày kỷ niệm tròn 12 năm Columbus leo lên “San Salvador” đại lục mới, tức ngày 12 tháng 10 năm 1504, Nữ hoàng đưa ra di chúc của mình. Trong đó viết :”Tôi thỉnh cầu chồng tôi, lấy toàn bộ đồ trang sức của tôi đặt vào bên cạnh tôi, hoặc lựa chọn một ít để lại bên mình. Như thế, khi anh ấy thấy đồ trang sức này, thì có thể liên tưởng đến tình yêu thuần khiết của tôi khi còn sống, đã thủy chung với anh ấy trọn đời; đồng thời cũng có thể nghĩ đến tôi đang ở thế giới tốt đẹp khác đợi chờ anh ấy”. Nữ hoàng đặc biệt dặn dò: “Nếu như chồng tôi, ngày sau Quốc vương muốn an nghỉ ở một chỗ khác, thì hãy đem di hài của tôi dời đến chỗ ấy, chôn bên cạnh anh ấy. Như thế, chúng tôi ngoài việc ở trần thế là quan hệ vợ chồng ra, còn có thể hy vọng Thiên Chúa thương hại ban ân, để cho linh hồn chúng tôi trong Thiên đường có thể ở chung một chỗ vĩnh viễn”. Đọc di chúc tình cảm chân thật này, khiến mọi người cảm động vô cùng. Ngày 26 tháng 11 năm 1504 Nữ hoàng Isabelle tạ thế, hưởng thọ 53 tuổi. Quốc vương Ferdinand – chồng của bà thương tiếc tình cảm của bà, làm theo đúng di chúc. Sau khi Quốc vương Ferdinand tạ thế, người kế thừa họ đem di hài của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương chôn cùng một chỗ, thực hiện nguyện vọng của bà khi còn sống.

Mãi đến ngày nay, trong phòng của Hội nghị nghị viện Thượng viện Quốc hội thành phố Madrid thủ đô Tây Ban Nha, còn treo một bức ảnh tranh sơn dầu loại lớn, mặt bức tranh miêu tả cảnh tượng hí kịch hai vua Isabelle và Ferdinand hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha. Mặt trên viết nói rõ: “Từ trong tay Beaubhudier – Quốc vương cuối cùng của Granada tiếp quản hai vua Thiên Chúa giáo chìa khóa thành phố ấy”. Đây là kỷ niệm của nhân dân Tây Ban Nha đối với vị vua quân chủ cổ đại kiệt xuất này.

Chú thích
(1) Nhà hàng hải Italie, người Tây Âu đầu tiên đã tìm ra châu Mỹ (khoảng 1451 – 1506)
(2) Một đảo quốc ở Bắc Tây dương
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX

Return to Truyện - Literature

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 94 guests

cron