Elle wrote:Bro CP,
Cho E hỏi câu này nữa
, E cũng ấm ức về chuyện này luôn
.
Năm 2010 đó bro CP, E gọi là năm hai ngàn mười (và nhiều người cũng gọi như vậy), nhưng tại sao nhiều người gọi là năm hai ngàn
lẻ mười là sao bro CP? Bác NNN cũng nhiều lần nói ở PBN là năm hai ngàn lẻ mười, bác NNN là nhà văn chắc là bác NNN nói đúng rồi
. Nhưng mà theo toán học, 10 là con số chẵn chứ đâu phải số lẻ, ví dụ nói một trăm mười đồng, chứ đâu có ai nói một trăm lẻ mười đồng? Hoặc một ngàn mười đồng, chứ đâu phải một ngàn lẻ mười đồng?
Hay là tại vì có số 0 trước số 10 nên gọi là lẻ 10 bro CP?
Cảm ơn bro nhe
.
Chào Elle,
Trước năm 1975, tại miền Nam đọc đầy đủ theo các cách sau đây là:
1/ hai ngàn lẻ mười (2.010), sáu mươi ngàn lẻ tám mươi bảy (60.087), một triệu lẻ ba mươi hai ngàn lẻ bốn mươi mốt (1.032.041)...
2/ hai ngàn không trăm mười (2.010), sáu mươi ngàn không trăm tám mươi bảy (60.087), một triệu không trăm ba mươi ngàn không trăm bốn mươi mốt (1.032.041)...
Hai cách đọc trên đây đều được dùng trong cả ba cộng đồng người Nam, Trung, và Bắc di cư năm 1954-1955 cũng như người thiểu số học tiếng Việt (người Tàu, Miên, Ấn... ). Và đó cũng là cách đọc chính thức trong sách giáo khoa bậc tiểu học tại miền Nam trước năm 1975.
Sau năm 1975, cs Bắc Việt đã áp đặt lên chương trình học đường và xã hội cách đọc mới, thay đổi những chữ "lẻ" kia thành chữ "linh". Bản thân CP cho rằng chữ "linh" không có nghĩa rõ rệt như chữ "lẻ" khi đề cập đến các cách đếm số. Trong khi đó, chữ "lẻ" có nghĩa rõ rệt hơn vì đó là "phần nhỏ, phần lẻ" nếu đem so với các hàng số nằm bên trái của các chữ số đó!
Sau này, CP nghĩ rằng cách gọi hai ngàn mười (2.010) là xuất phát từ khi người ta dịch trực tiếp từng chữ một từ anh ngữ (two thousand ten). Ngày nay, cách gọi này lại được dùng phổ biến hơn cả hai cách trên kia. Do đó, chọn lựa cách nào để dùng đều tùy thuộc vào ý thích cá nhân của mỗi người. CP cho rằng không có chuyện đúng sai trong ba cách gọi khác nhau này.
Bản thân CP sinh ra trong gia đình người Bắc di cư 1955 và cùng quê với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Nhưng trong gia đình mình (CP) và phần lớn các gia đình người gốc Sơn Tây di cư khác như các ca sĩ Thái Thanh, Khánh Ly, Duy Trác, tướng LN Vỹ, Bùi Đình Đạm... cũng như người chính gốc Hanoi, Hà Đông thì thường dùng cách thứ 2/ hơn.
CP quan sát và thấy cách thứ 1/ như ông Nguyễn Ngọc Ngạn dùng phù hợp với người Bắc di cư từ vùng duyên hải Bắc phần, người Trung và người Nam (trước năm 1975).
CP hy vọng rằng đã trả lời được phần nào câu hỏi của Elle. Nếu câu trả lời của CP có thiếu sót gì, mong rằng các ACE khác bổ túc giúp cho. CP xin cảm ơn!
Chân Phương.