Công nhân Indonesia đòi quyền lợi nhân ngày Lao động Quốc tế

PostTue May 01, 2012 11:30 am

VOA - World News

Ngày hôm nay, hàng vạn người, trong đó có nhiều người đến từ những nơi xa xôi, đã tuần hành một các hòa bình qua các đường phố chính của Jakarta để mang thông điệp của họ tới Dinh Tổng thống.

Trong đoàn người này có ông Dede Rasani, một người thợ 45 tuổi ở thành phố Bandung và là một thành viên Liên đoàn Lao động Indonesia.

Ông Rasani than phiền là chính phủ có thái độ lơ là trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân và không thực thi luật lao động một cách đầy đủ.

Ông nói thêm rằng chính phủ nên tăng mức lương tối thiểu, kiểm soát và quản lý các quỹ hưu trí, và loại bỏ những hoạt động sản xuất thông qua quá trình gia công ở nhà.

Cuộc phản kháng ngày hôm nay là vụ mới nhất trong một loạt những vụ đình công biểu tình ở Indonesia trong năm vừa qua.

Các công nhân tại mỏ vàng của công ty Freeport ở Tây Papua hồi gần đây đã được tăng lương 37% sau khi thực hiện cuộc đình công kéo dài 3 tháng. Việc này đã khuyến khích các công nhân trên khắp nước đứng lên đòi hỏi quyền lợi.

Công ty sản xuất giày dép và quần áo thể thao Nike mới đây cũng bị buộc phải trả cho các công nhân ở Indonesia 1 triệu đô la tiền lương làm giờ phụ trội.

Một vụ tranh cãi cũng vừa bùng ra với cáo giác cho rằng những bộ đồng phục của các vận động viên tham dự Olympic London đang được sản xuất ở Indonesia trong những điều kiện làm việc vô cùng tồi tệ.

Tuy có sự gia tăng của những vụ phản kháng như vậy, kinh tế gia Ichsan Fauzi cho rằng khối người lao động giá rẻ rất đông đảo của Indonesia khiến cho quyền lợi của người lao động khó được nâng cao.

Ông Ichsan cho biết: "Số người thất nghiệp và khiếm dụng ở nước này chiếm tới 30% lực lượng lao động và điều này có nghĩa là lúc nào cũng có những người sẵn sàng chấp nhận những công việc lương thấp, thấp hơn mức lương tối thiểu. Tình trạng đó có thể nói đã tạo ra một chướng ngại cho phong trào tranh đấu cho quyền lợi của người lao động."

Indonesia đang trải qua một thời kỳ có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng các công nhân làm việc tại các công xưởng ở nước này tiếp tục nằm trong số những người được trả lương thấp nhất ở Á châu, với mức lương từ 100 đến 200 đô la mỗi tháng, thấp hơn nhiều so với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan.

Nhiều công ty lợi dụng việc thuê mướn những người gia công ở nhà để né tránh những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành theo luật lao động. Nhưng ngay cả trong trường hợp tỉ lệ gia công có sút giảm đi nữa, nhiều người vẫn e rằng các công ty nước ngoài sẽ tìm kiếm lao động giá rẻ ở các nơi khác mà thôi.

Kinh tế gia Ichsan cho rằng tuy các tổ chức lao động đã giành được một số thắng lợi trong thời gian gần đây, Indonesia vẫn phải mất khá lâu nữa mới có thể có những nỗ lực được phối hợp nhịp nhàng, như những nỗ lực đã giúp ích rất nhiều cho các công nhân ở những nước khác.

Ông Ichsan nói: "Quí vị không thể so sánh phong trào lao động ở Indonesia với những phong trào ở Âu châu, chẳng hạn như việc thực hiện những cuộc đình công trên diện rộng. Đó là điều chưa thấy xảy ra ở nước này.

Tuy các nghiệp đoàn Indonesia vẫn tiếp tục bị phân tán, có 7 nghiệp đoàn mới đây đã loan báo họ sẽ thành lập một tổ chức chung trên cả nước.

Để đáp lại vụ xuống đường biểu tình ngày hôm nay, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã nâng cao mức trần của số thu nhập không bị đánh thuế và loan báo những chương trình mới nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ cho giới lao động.













NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Tin Hoa Kỳ Và Thế Giới - USA And World News

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1597 guests

cron