Dấu Hỏi Ngã trong chữ Việt

PostSun Mar 11, 2012 5:41 pm

Không biết chữ nào phải gõ dấu Hỏi Ngã, tôi thường khổ với chúng. Học lại cũng thú vị. Xin chia sẻ cùng ACE VJ:

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã . Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam .

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung), và từ nhỏ học trường Tây hay Mỹ. May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...

3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mạnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. CHỮ HÁN VIỆT
Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.
Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:
Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:
Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.
Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước" D L V M N, để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)
Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:
Thôi thế cũng được. Trạng từ “cũng” viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự “nữa” viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ “đã” viết với dấu ngã. Động từ “đả” là đánh đá, dấu hỏi.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:
Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.
Nước Mỹ, A phú Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ
Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ:
Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.
Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN
Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam . Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.

Tg: CAO CHÁNH CƯƠNG
dxson
 
Posts: 99
Joined: 07/02/2011

PostTue Mar 13, 2012 8:22 am

Bài này hay à chú DxSon.

:VJ!30 chú :).
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX

PostWed Mar 14, 2012 1:27 pm

Phải đọc và nghiên cứu, thường viết sai 2 cái loại này :)
User avatar
AthleticViet
 
Posts: 335
Joined: 10/26/2011
Location: Oklahoma

PostSat Jun 16, 2012 12:25 am

dxson wrote: Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung), và từ nhỏ học trường Tây hay Mỹ. May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Tg: CAO CHÁNH CƯƠNG
Chào anh dxson và cả nhà VJ,

Trước hết, CP xin được cảm ơn anh đã mang một bài viết rất hay và có giá trị về sự phân tích chính tả Hỏi và Ngã trong Việt Ngữ.

Sinh ra trong một gia đình người Bắc di cư 1955 từ Sơn Tây, CP không hề bị lỗi chính tả trong các dấu Hỏi và Ngã. Điều này, giống như tác giả Cao Chánh Cương (CCC) nhận xét, "May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả.".

Vì thế, CP mạn phép xin trả lời tác giả cái điều mà ông cho rằng "họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi..."

Thật ra, chính bản thân tác giả CCC cũng có thể trả lời được điều đó một cách rõ ràng lắm lắm, mà ông không để ý đấy thôi:

Người Bắc hầu hết không hề bị sai chính tả giữa hai dấu Hỏi và Ngã vì họ đánh dấu theo chính cách phát âm của họ. Vô tình, họ phát âm Hỏi và Ngã đúng nên chính tả Hỏi và Ngã của họ đúng. Điều này không có gì khó hiểu.

Việc người miền Trung và người miền Nam bị sai chính tả về Hỏi và Ngã, có thể được so sánh với những người miền Bắc tại một số địa phương bị sai chính tả ở những phụ âm đầu N và L. Điều này xảy ra khi họ phát âm sai vì lẫn lộn hai phụ âm đó. Họ gọi và viết tên người là "cô Nan" thay vì "cô Lan", "lước nọc" thay vì "nước lọc"... và ...
Một số người Bắc khác bị sai các phụ âm "ch" và "tr" hoặc "s" và "x", đều do cách phat' âm không đúng mà ra. Bản thân CP sinh ra trong Nam và lớn lên tại Saigon nên các âm này phân biệt được một cách tự nhiên. Vì thế, đã may mắn không bị sai chính tả các âm "ch" và "tr" bao giờ. Riêng trong phát âm, khi nói nhanh và vì ảnh hưởng từ gia đình, CP có thể sai âm "s" phát âm thành "x". Nhưng lúc nói chậm rãi thì không hề bị sai. Trong khi viết, đôi khi CP viết là mấy tép "xả", thay vì phải viết là "sả" mới đúng chính tả. Nếu có dịp xem lại những gì mình đã viết, thì lỗi đó sẽ được phát giác và sửa ngay. Nhưng, điều đó cũng nói lên rằng, chúng ta đã sai chính tả do cách phát âm của mình mà thôi!

Có một trường hợp là ngày còn bé, CP bị một lỗi phát âm chung với người miền Trung và người miền Nam trong phát âm. Đó là không phát âm được một cách phân biệt hai chữ "ăn" và "anh". Tuy nhiên, cũng giống như người Trung và người Nam, chúng ta không bao giờ bị lỗi chính tả khi viết hai chữ này. Có lẽ đây là trương` hợp đặc biệt khi nghĩa của hai chữ vừa kể là hoàn toàn khác nhau. Và, cũng không nhiều như các dấu Hỏi Ngã hoặc các phụ âm đầu và cuối khác.

Vài dòng tản mạn để làm rõ hơn vấn đề tác giả CCC đã đặt ra trong phần text mà CP quoted lại với màu xanh được tô đậm lên bên trên!

Hy vọng bai` kế tiếp, CP cũng xin được bổ túc thêm bên cạnh những quy luật rất hay và giá trị về chính tả của hai dấu Hỏi và Ngã của tác giả CCC, qua những nhận xét và phân tích của riêng mình (CP).

Chân Phương.
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

PostSat Jun 16, 2012 8:15 am

Bro Chân Phương, E rất là thích đọc mấy bài bro viết :VJ!32 , rất chi tiết và E học hỏi được nhiều :). E nhớ hồi đi học tiểu học, mấy năm đầu cô giáo người Bắc dạy, sao đó đổi thầy cô người Nam vô dạy :), đặc biệt là môn chánh tả, khi cô giáo người Nam đọc thì cả lớp ngớ ngẫn ra không biết viết sao cho đúng :), và cũng chưa quen :) .
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX

PostSat Jun 16, 2012 10:15 am

Elle wrote:Bro Chân Phương, E rất là thích đọc mấy bài bro viết :VJ!32 , rất chi tiết và E học hỏi được nhiều :). E nhớ hồi đi học tiểu học, mấy năm đầu cô giáo người Bắc dạy, sao đó đổi thầy cô người Nam vô dạy :), đặc biệt là môn chánh tả, khi cô giáo người Nam đọc thì cả lớp ngớ ngẫn ra không biết viết sao cho đúng :), và cũng chưa quen :) .
Elle,

Rất cảm ơn E đã đọc những bài viết của CP và có lời khen. Bao giờ đó cũng là sự khích lệ đáng quý dành cho người viết.

Giờ, CP xin được viết tiếp về các suy nghĩ của mình và những góp ý cùng tác giả CCC trong bài viết công phu và giá trị của ông:

Đầu tiên, phải thừa nhận bài viết về chính tả Hỏi và Ngã của tác giả Cao Chánh Cương rất công phu và giá trị. Giá trị và sự công phu của nó không chỉ đưa ra được nhiều quy luật vô cùng có ích khi cần phải phân biệt các dấu này trong khi viết. Nó cũng là cách giúp cho những ai đang phát âm sai hai dấu giọng Hỏi và Ngã này có thể sửa được trong cách phát âm của mình (phần lớn, những người này là các bạn, ACE, cô dì chú bác, ông bà... người miền Trung và miền Nam). Giá trị của bài viết còn nằm trong việc bản thân của tác giả là người miền Trung, đã cố gắng rất nhiều để sửa được cái sai chính tả của mình và ghi lại những quy luật một cách công phu và tỉ mỉ có độ chính xác rât' cao.

Phần mở đầu trong bài viết của mình, tác giả CCC có lướt qua một số trường hợp ngoại lệ, ngoài những quy luật ông sẽ/đã phát triển rộng và rõ ràng hơn trong phần thân bài. Tiếc thay, ông đã không viết thêm các ngoại lệ đó để cho bài viết được trọn vẹn.

Tiếc cho công sức của tác giả đã bỏ ra, CP đành gõ thêm, xem như giúp ông bổ túc nốt phần còn lại:

Thông thường, khi nói về chính tả, chúng ta cần đối chiếu với các loại từ điển chính tả để làm tư liệu dẫn chứng cho những gì mình sẽ nói hoặc viết ra. CP gõ bài này khi đang ngoài biển Half-Moon Bay chơi cùng với con gái, gia đình của Anh-Chị và các cháu. Đành phải ghi theo trí nhớ của mình... mà không có sự đối chiếu rất cần thiết!

1/ Trước hết, đề cập đen^' ngoại lệ về tên họ (last name) của người và địa danh, tên quốc gia; CP thấy ít nhất có các họ sau đây hoặc quốc gia dùng dấu Hỏi chứ không phải Ngã:

Chử, Chử Bá Anh
Khổng, Khổng Trọng Ni
Sở, Sở Lưu Hương...
Bản, Nhật Bản
Bỉ, Bỉ quốc
Bảo, Bảo Gia Lợi
Đaỏ, Băng Đảo
Điển, Nhã Điển ...

2/ Về quy luật các chữ Hán Việt không bắt đầu bằng D, L, M, N, V thì dùng dấu Ngã. Các mẫu tự còn lại thường dùng dấu Hỏi. Quy luật này bat(' buộc chúng ta phải chú ý đến các chữ ngoại lệ của nó, chẳng hạn như:

Đãi, khoản đãi
Đễ, hiếu đễ
Đĩnh, đĩnh đạc
Hữu, hữu bộc, hữu quân, tả hữu...
......
Phẫu, phẫu thuật
Phẫn, phẫn chí, phẫn nộ, phẫn uất...
Sĩ, văn nghệ sĩ, sĩ quan, bác sĩ,...
Tiễn, ám tiễn, cung tiễn, hỏa tiễn, phi tiễn...
Tiễu, Tiễu loạn, tiễu trừ...
Tĩnh, bình tĩnh, động tĩnh, tĩnh điện, tĩnh tâm...
Tuẫn, tuẫn nạn, tuẫn táng, tuẫn tiết

3/ Các quy luật bằng/trắc cũng như lập láy cũng không tránh khỏi các ngoại lệ của chúng; khi ta xem xét vài thí dụ dưới đây:

Đủng đà đủng đỉnh, lủng cà lủng củng, mỏi mòn, rảnh rỗi, thèo lẻo...

Trên đây chỉ là một số các trường hợp ghi lại bằng trí nhớ một cách nhất thời trong giây lát... khi đang trong vacation. Nếu CP có điều kiện như ở nhà và tra từ điển, chắc chắn sẽ có được những danh sách dài hơn cho các ngoại lệ như này!

Vài dòng viết vội trong lúc đợi cafe và ăn sáng cùng gia đình ngoài biển cát. Mong rằng CP đã giúp được cho tác giả phần nào những cái list trong phần ngoại lệ cho bài viết giá trị và công phu của ông.

Chân Phương.
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

PostSat Jun 16, 2012 11:10 am

:VJ!30 bro CP nhiều, enjoy the vacation nhe bro :).
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX

PostMon Jun 18, 2012 1:56 pm

hồi đó đi làm văn nghệ , có 1 em gái phụ trang trí người Bắc, hỏi Cali là " chị ơi , cái lơ này treo ở đâu " làm Cali ngơ ngác , hong biết cái lơ là cái gì ..sau đó hỏi người bạn thì họ nói là "cái nơ "
User avatar
tuicali
 
Posts: 1197
Joined: 06/30/2011

PostMon Jun 18, 2012 2:32 pm

Cali :lol :lol :lol . Hồi trước gần nhà E có chú đó người Bắc, chú đặt tên đứa con trai chú là Linh mà chú cứ gọi bé đó là Ninh hoài :). Ngoài chứ "L" và "N" thì giọng Bắc nói rất chuẩn :), cô giáo người Bắc đọc chánh tả dấu ngã và hỏi thì rất rõ ràng và mình viết không sai :).
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX


Return to Những Điều Lý Thú - Interesting Info

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 17 guests

cron