Page 1 of 1

OCED ra khuyến cáo cải cách kinh tế TQ trước thềm đại hội Đả

PostPosted: Thu Mar 30, 2017 9:07 am
by NewsReporter
VOA - Arts and Entertainment


Trong bối cảnh có những thay đổi chính trị lớn trong chương trình nghị sự Đảng Cộng sản trong năm 2017, Trung Quốc theo dự kiến sẽ tránh các biện pháp cải cách có tính quyết định vì điều này có thể dẫn đến những tổn thất do mất công ăn việc làm trên quy mô lớn và gây áp lực lên lãnh đạo.


Một trong những biện pháp này được OECD đề xuất và được công bố trong "Khảo sát Kinh tế Trung Quốc" vào tuần trước là việc đóng cửa hoàn toàn các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ. Bản báo cáo của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) cũng kêu gọi những thay đổi trong luật phá sản để trám những kẻ hở pháp luật mà đã tiếp tay cho các doanh nghiệp chây lười sống sót bằng nguồn ngân sách. Các công ty này đã tạo nên lên một khoản nợ doanh nghiệp khổng lồ, bằng 170% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.


Cảnh báo của OECD


Ông Alvaro S. Pereira, Giám đốc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói với VOA rằng: "70% nợ của doanh nghiệp là nợ của các doanh nghiệp nhà nước (SOE), những công ty này được gọi là công ty" thây ma " nên loại ra khỏi thị trường, hoặc cải cách hoặc hợp nhất.


Ông Pereira nói: "Nếu bạn để quá nhiều công ty thây ma tồn tại, tôi nghĩ đây là điều tồi tệ đối với nền kinh tế vì chúng đang chuyển hướng các nguồn lực mà có thể được sử dụng tốt hơn ở một nơi khác".


Chính trị trong cải cách


Những lời khuyên này dường như không được nêu ra trước Đại hội Đảng Cộng sản sắp diễn ra trong năm nay. Cuộc bầu cử quan trọng này dự kiến sẽ bầu ra một nhóm các nhà lãnh đạo mới trong Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và bầu lại Tổng bí thư, Chủ tịch Xi Jinping, cho nhiệm thứ hai trong kỳ 5 năm tiếp theo.


Tái cơ cấu hoặc đóng cửa các doanh nghiệp lớn có thể dẫn đến mất hàng loạt công ăn việc làm và sự phẫn nộ trong số các quan chức có các mối liên hệ hữu hảo với giới điều hành doanh nghiệp.


Max J. Zenglein, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện nghiên cứu Trung Quốc Merator ở Berlin (Merics) cho biết các nhà lãnh đạo cộng sản rất quan tâm đến việc đảm bảo ổn định chính trị và xã hội trong thời kỳ suy thoái kinh tế này hơn là thực hiện cải cách.


Ông nói: "Áp lực vào nền kinh tế giảm liên tục làm cho bất kỳ nỗ lực cải cách đáng kể nào trước Đại hội Đảng cũng khó khả thi. Chính phủ sẽ tránh bất kỳ hình thức nào gây bất ổn xã hội."





Áp lực vào nền kinh tế giảm liên tục làm cho bất kỳ nỗ lực cải cách đáng kể nào trước Đại hội Đảng cũng khó khả thi. Chính phủ sẽ tránh bất kỳ hình thức nào gây bất ổn xã hội.






Mục tiêu quá cao


Một số chuyên gia cho rằng có một mâu thuẫn giữa nhu cầu cải cách và mục tiêu chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.


Ông Scott Kennedy, Giám đốc Dự án bộ phận Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) cho biết: "Ông Tập Cận Bình rất tự tin với sự kiểm soát của chính phủ và đảng đối với thị trường.”


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một phiên họp Quốc hội, ngày 3/3/2017.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một phiên họp Quốc hội, ngày 3/3/2017.


Ông Kennedy nói "Cho tới nay lãnh đạo Trung Quốc chưa tiến tới cải cách doanh nghiệp nhà nước vì lãnh đạo không tin vào cách tiếp cận này. Thay vào đó, họ muốn cứu các doanh nghiệp nhà nước vì chúng là chìa khóa cho quyền lực của Đảng Cộng sản và ảnh hưởng quốc tế".


Cải cách có nghĩa là mở ra các lĩnh vực kinh tế dành phần cho các công ty nhà nước và trừng phạt các nhà quản lý phạm sai lầm dẫn tới gánh nặng nợ nần và thua lỗ nặng nề. Điều này cũng có nghĩa là mở ra một số khu vực trước đây cấm cửa các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài, sẽ không tuân thủ cơ chế kiểm soát của Đảng Cộng sản nữa.


Lộn xôn và lúng túng


Ông Warren B. Bailey, giáo sư tài chính tại trường cao học Quản trị Cornell Samuel Curtis Johnson, nhấn mạnh khoảng cách giữa các mục tiêu cải cách và các mục tiêu chính trị của các nhà lãnh đạo. Ông nói: "Vấn đề cơ bản hơn là việc phá sản DNNN gây ra lộn xộn, lúng túng, mất việc làm, cắt giảm lợi ích nguồn nuôi sống những doanh nghiệp này.”


Nhưng một số cải cách không thể tránh được. Các công ty trong ngành than và thép đã tích tụ hàng tồn kho khổng lồ chưa bán được, và bắt đầu làm chảy máu các ngân hàng vì cho các công ty vay tiền để tồn tại. Chính phủ đã dành 23 tỷ đô la để bồi thường cho những người lao động bị sa thải sau khi đóng cửa các mỏ quặng và các nhà máy trong vòng hai năm tới. Tuần trước, Trung Quốc đã chi bổ sung 4,36 tỷ đôla cho Quỹ Cải thiện Cạnh tranh DNNN, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, và các hình thức tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước khác.


Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận thấy những biện pháp này không chỉ là làm trầy xước bề mặt của một vấn đề khổng lồ.


Ông Bailey nói: "Có ít bằng chứng về bất kỳ cải tiến đáng kể nào trong quản trị DNNN, bất chấp những thay đổi trong luật pháp, các quy định, niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc những việc phát triển thể chế khác đòi hỏi phải nâng cao chất lượng. Tôi rất bi quan.”





Tôi nghĩ các ngân hàng Trung Quốc đang cho vay nợ rất nhiều, cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán của họ, và việc thực thi một cách nghiêm túc việc phá sản doanh nghiệp có thể làm cho một số tổ chức tài chính bị tổn hại.






Ông Kennedy nói có một lý do lý giải tại sao chính phủ đang thực hiện các mục tiêu cải cách một cách rất thận trọng. Việc đóng cửa hoặc tái cơ cấu các công ty thây ma sẽ là một cú huých mạnh mẽ đối với các ngân hàng đã cho các công ty thây ma vay mượn hàng tỷ đô la. Ông Kennedy nói: "Tôi nghĩ các ngân hàng Trung Quốc đang cho vay nợ rất nhiều, cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán của họ, và việc thực thi một cách nghiêm túc việc phá sản doanh nghiệp có thể làm cho một số tổ chức tài chính bị tổn hại.”