Việt Nam thử độ mở của TT Trump về các hiệp định thương mại

PostMon Mar 13, 2017 1:15 pm

VOA - Arts and Entertainment


Việt Nam sẽ thử thách sự cởi mở của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các hiệp ước thương mại song phương khi quốc gia Đông Nam Á này bắt đầu thúc đẩy Washington cuối cùng phải tiến đến một hiệp ước để thay thế vai trò của Mỹ trong hiệp ước TPP đã bị đổ bể.


Các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói với một phái đoàn kinh doanh Mỹ vào tuần trước rằng ông đã sẵn sàng tới thăm Hoa Kỳ và hy vọng ông sẽ gặp Tổng thống Trump để thảo luận về thương mại cùng với các chủ đề khác.


Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu của các nhà máy, khi giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 19% nền kinh tế trị giá 200 tỷ đô la.


Bà Marie Diron, Phó chủ tịch cấp cao của Moody's Investors Service tại Singapore, nói: "Rõ ràng là một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường rất lớn, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích, và nó sẽ đảm bảo thị trường xuất khẩu cho Việt Nam."


Các nhà phân tích nói rằng Tổng thống Trump không giành ưu tiên cho các hiệp định thương mại tự do trong ngắn hạn, nhưng ông có thể sẽ xem xét chúng một ngày nào đó. Các thỏa thuận thương mại thường bắt buộc các bên ký kết cắt giảm thuế đối với hàng hóa hay dịch vụ của nhau.





"Mỹ có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, một thị trường đang phát triển nhanh chóng, với hơn 90 triệu người dân thích xài hàng hiệu, nơi các thương hiệu của phương Tây được ưa chuộng.”






Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể có cơ hội thương lượng một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ vì các công ty Mỹ bán các sản phẩm như thức ăn nhanh, điện thoại di động và thậm chí cả bảo hiểm muốn tiếp cận tới tầng lớp trung lưu đang triển nhanh chóng tại Việt Nam.


Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Boston, hơn 1/3 trong tổng số 93 triệu người của quốc gia ĐNÁ này sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm 2020.


Ông Rahul Bajoria, một chuyên gia kinh tế khu vực của Barclays ở Singapore nói: "Bạn sẽ thấy hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh hơn là từ Mỹ sang Việt Nam".


Tuy nhiên, ông nói "có thể có một số áp lực từ các nhà sản xuất công nghiệp lớn của Hoa Kỳ như các nhà sản xuất máy bay hay các công ty sản xuất tàu. Tất cả họ đều quan tâm nhiều hơn đến việc xuất khẩu sang Việt Nam".


Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, mang lại cho quốc gia châu Á này thặng dư thương mại vào năm ngoái, với giá trị xuất khẩu 38,1 tỷ USD và nhập khẩu 8,7 tỷ USD.


Nhưng vào tháng 1 vừa qua, lượng nhập khẩu tăng 14,6% đã chỉ ra một điểm yếu tiềm năng của Việt Nam đối với các thương hiệu phương Tây. Các thương hiệu của Mỹ như Apple, Dell và Starbucks rất dễ tìm thấy ở các thành phố lớn như trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh.


Theo Vojislav Milenkovic, chuyên gia phân tích của BDG Insights ở thành phố Hồ Chí Minh, "Mỹ có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, một thị trường đang phát triển nhanh chóng, với hơn 90 triệu người dân thích xài hàng hiệu, nơi các thương hiệu của phương Tây được ưa chuộng.”


Nhà phân tích này nói thêm: "Bạn có thể thấy điều này mỗi ngày trên đường phố, bạn có thể thấy rằng mọi người đang cố gắng tiết kiệm để mua các sản phẩm chất lượng cao từ nước ngoài."



Người biểu tình chống TPP ở thủ đô Washington, Mỹ.

Người biểu tình chống TPP ở thủ đô Washington, Mỹ.


​Các nhà lãnh đạo tại Hà Nội đã hy vọng TPP sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ cùng với 10 quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản. Nhưng tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào tháng 1 (khi lên nhậm chức), nói rằng hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương này sẽ làm tổn hại nền kinh tế Hoa Kỳ.


Do quy mô của nền kinh tế Mỹ, việc tổng thống Trump rút lui đã làm cho các quốc gia khác không thể giữ được TPP tiếp tục có hiệu lực.


Tổng thống Trump nói ngay sau khi nhậm chức, ông có thể cân nhắc các thỏa thuận thương mại tự do song phương thay vì các hiệp định thương mại khu vực.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố ông sẵn sàng cho một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, và các thành viên của Quốc hội Mỹ ủng hộ một thỏa thuận với Anh Quốc.


Trong một cuộc điện đàm sau cuộc bầu cử hồi tháng 11, ông Trump nói với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng ông muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và sẵn sàng gặp mặt tại Hoa Kỳ.





"Tôi không nghĩ rằng có thể có một hiệp định thương mại tự do trong 12 tháng tới."






Theo ông Oscar Mussons, chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế của công ty tư vấn Dezan Shira & Associates ở thành phố Hồ Chí Minh, để đổi lấy sự ủng hộ về thương mại, ông Trump có thể yêu cầu Việt Nam hỗ trợ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông, nơi mà Mỹ đang tìm cách kìm hãm sự bành chướng của Trung Quốc trên vùng biển này.


Chuyên gia kinh tế này nói bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần thời gian để đàm phán và chính phủ Mỹ có thể đang tìm cách xây dựng các mối quan hệ với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Ông Bajora nói: "Tôi không nghĩ rằng có thể có một hiệp định thương mại tự do trong 12 tháng tới."Theo cảnh báo của chuyên gia kinh tế khu vực của Barclays, Rahul Bajoria, Việt Nam có thể phải đợi gần hết nhiệm kỳ hiện tại của tổng thống Trump trước khi nhận được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.


Kể từ khi ông Trump trúng cử tổng thống, các nhà lãnh đạo Việt Nam lo sợ rằng TPP sẽ chết và đã bắt đầu tìm kiếm các hiệp định thương mại khác.


Một thỏa thuận đạt được với Liên minh Châu Âu vào năm 2015 đự định sẽ có hiệu lực vào năm tới nếu nó vượt qua được những rào cản trong quốc hội của khối EU.


Trung Quốc cũng mong muốn tăng cường các mối quan hệ thương mại, nhưng Việt Nam hy vọng tránh được sự phụ thuộc vào đối thủ chính trị lâu năm nổi tiếng với việc tung vào Việt Nam các loại hàng hoá sản xuất hàng loạt với mức giá thấp hơn so với những sản phẩm từ các công ty của Việt Nam.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 404 guests

cron