Page 1 of 1

Mỹ: Tranh luận gay go về luật chăm sóc sức khỏe tại Tối cao

PostPosted: Tue Mar 27, 2012 1:26 pm
by NewsReporter
VOA - World News

Tối Cao Pháp Viện đang mở một ngày thảo luận nữa về điểm then chốt trong luật cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama để xét xem buộc tất cả mọi người dân phải mua bảo hiểm sức khỏe có hợp hiến hay không.

Thứ Ba là ngày thứ nhì của 3 ngày tranh luận về chính sách quốc nội đầy dấu ấn này của ông Obama.

Theo luật này, hầu như tất cả mọi người Mỹ đều bị đòi phải mua bảo hiểm y tế bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng năm 2014, nếu không sẽ bị phạt.

Những người ủng hộ luật này nói điều khoản này là điều cần thiết để san sẽ phí khoản chăm sóc y tế cho tất cả mọi người dân Mỹ, để có bảo hiểm cho 30 triệu người hiện không có khả năng mua.

Nhưng 26 bang và một liên minh đại diện cho những doanh ngiệp nhỏ lý luận rằng Quốc hội không đủ quyền lực để buộc người dân Mỹ mua bảo hiểm y tế. Nhiều doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt nếu không cung ứng bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên.

Chính quyền của tổng thống Obama nói Quốc hội có quyền hạn hơp hiến để đưa ra những qui định về thương mại giữa các bang và đưa ra các sắc thuế.
3 ngày tranh luận về luật Bảo hiểm Sức khỏe cho Toàn dân là thời gian dài nhất mà Tối Cao Pháp Viện dành cho một vấn đề duy nhất kể từ thập niên 1960 đến nay.  

Cả phe ủng hộ lẫn phe chống đối luật này đã tập hợp bên ngoài tòa án hôm thứ Ba.

Hôm thứ Hai 9 vị thẩm phán chú trọng đến câu hỏi về mặt kỹ thuật là liệu một thách thức về đạo luật này có thể được đưa ra trước tòa trứơc khi luật hoàn toàn được áp dụng hay không.

Ông Obama đã ký ban hành đạo luật năm 2010, nhưng những điều khoản then chốt của đạo luật sẽ phải chờ đến năm 2014 mới bắt đầu được thực thi.

Luật bảo hiểm Y tế cho Toàn dân là một cải tổ có ý nghĩa nhất trong hệ thống y tế Mỹ kể từ 4 thập niên nay.

Luật cấm các công ty bảo hiểm không được khước từ bán bảo hiểm cho những người đã mang bệnh trước khi đến mua bảo hiểm, hay đặt ra giới hạn về chi trả y phí cho những người mang những chứng bệnh hiểm nghèo.

Vụ này được mang ra phân xử trước một thẩm phán đoàn gồm 9 người, 5 thẩm phán do các tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm và 4 do Dân Chủ bổ nhiệm.